Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân gây nên nhiều nguy hại cho cuộc sống con người, luôn là vấn đề lớn với môi trường toàn cầu trong các thập kỷ qua. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì, tác động của nó tới môi trường sống như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn sau đây nhé!

Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính
Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính (tiếng Anh là Greenhouse Effect), là một hiệu ứng khiến bầu khí quyển ở Trái Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của mặt trời. Nó diễn ra khi khí quyển hấp thụ nhiệt từ tia cực quang, hơi nóng bị giữ lại ở tầng đối lưu mà không bị phản xạ đi.

Hiệu ứng này được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, và bản báo cáo định lượng một cách kỹ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896.

Quá trình hình thành hiệu ứng nhà kính

Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất sẽ được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Khi đó, dioxide cacbon và hơi nước trong bầu khí quyển có thể hấp thụ bức xạ nhiệt này, qua đó giữ lại hơi ấm trong bầu khí quyển. Hiện nay, hàm lượng khí dioxit cacbon trong không khí rơi vào khoảng 0,036%, đủ để làm tăng nhiệt độ lên thêm 30 °C.

Nói một cách dễ hiểu hơn, bức xạ của mặt trời tồn tại dưới dạng sóng ngắn có thể dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2, ngược lại bức xạ nhiệt trừ Trái Đất là bức sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2 + hơi nước trong khí quyển hấp thụ lại. Lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ không khí tăng lên. Lớp khí CO2 đóng vai trò như một lớp kính giữ nhiệt. Bên cạnh đó còn có một số loại khí khác thực hiện nhiệm vụ tương tự như NOx, Metan, CFC.

Trong khoảng 100 năm đổ lại đây, dưới tác động của con người, nồng độ CO2 trong không khí đã có sự thay đổi. Cụ thể, dioxide cacbon tăng 20%, Metan tăng 90% làm cho nhiệt độ trung bình tăng lên 2°C. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ Trái Đất sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C trong thế kỷ tiếp theo. Nhiều người đánh đồng hiệu ứng nhà kính với việc tổn thất tầng ozon, tuy nhiên đây là 2 nguyên nhân hoàn toàn khác nhau khiến cho nhiệt độ Trái Đất ngày một tăng cao.

Nhiệt độ Trái Đất ngày một tăng cao dưới tác động của hiệu ứng nhà kính
Nhiệt độ Trái Đất ngày một tăng cao dưới tác động của hiệu ứng nhà kính

Các nhóm khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính

Vậy những nhóm khí gây nên hiệu ứng nhà kính là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới đây nhé!

CO2 (Khí nhà kính)

Khí CO2 được sinh ra trong quá trình hô hấp của con người, quá trình đốt các nhiên liệu như than, khí tự nhiên, cây cối, dầu, chất thải rắn,… Ngoài ra, CO2 còn được sinh ra qua các phản ứng hóa học. Năm 2018, các hoạt động tiêu thụ năng lượng hóa thạch như than, dầu,… sản sinh ra một lượng CO2 khổng lồ, ước tính lên tới 37 tỷ tấn. Khí CO2 là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính nhanh và nghiêm trọng nhất.

CFC (Cloro Floro Cacbon)

Khí CFC chiếm tới 20% trong cơ cấu các khí gây nên hiệu ứng nhà kính. Đây là những hóa chất do con người tổng hợp và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong máy điều hòa nhiệt độ và bình chữa cháy.

Các khí này trơ, có đặc tính không cháy, không mùi nên thời gian lưu rất dài. Hàng năm, nồng độ khí CFC trong không khí sẽ tăng khoảng 4%. Ước tính đến năm 2050, khối lượng chất CFC có thể lên tới 9 tỷ tấn CO tương đương, chiếm khoảng 45% tổng lượng thải CO2 ảnh hưởng xấu đến khí hậu toàn cầu.

CH4 (Metan)

Khí Metan chiếm khoảng 13% trong cơ cấu khí gây nên hiệu ứng nhà kính. Theo đó, mỗi phân tử CH4 có khả năng giữ năng lượng nhiệt gấp 21 lần phân tử CO2. Khí CH4 sinh ra từ việc đốt khí tự nhiên và các nhiên liệu hóa thạch, sự phân hủy các chất hữu cơ và sự lên men hóa đường ruột các loài động vật. Trong điều kiện áp suất cao, khí CH4 trong nước dễ dàng thoát ra ngoài gây nên tổn thất đáng kể cho môi trường.

N2O (Oxit Nito)

Chiếm 5% trong có cấu các khí gây nên hiệu ứng nhà kính, N2) có khả năng giữ lượng nhiệt gấp 270 lần so với CO2. Bên cạnh đó, N2O còn có khả năng phản ứng với các nguyên tử Oxy năng lượng cao, tạo nên nitric oxide (NO) gây suy yếu tầng ozon. 

N2O được sinh ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp cùng nhiều hoạt động công nghiệp khác. Hiện nay, hàm lượng N2O đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu ở mức 0.2 – 3% hàng năm. Trung bình mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn N2O được thải ra ngoài môi trường.

CO2 là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính
CO2 là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính

Xem thêm::
Ngày quốc tế toilet nghĩa là gì?
Bing Chilling nghĩa là gì?
SCP nghĩa là gì?

Những ảnh hưởng mà hiệu ứng nhà kính gây nên

Dưới đây là những tác động xấu mà hiệu ứng nhà kính gây nên đối với môi trường sống của con người.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu

Theo nghiên cứu, nhiệt độ Trái Đất đang diễn ra sự thay đổi ở cấp độ toàn cầu, cụ thể là tăng dần trong từng giai đoạn lịch sử. Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra, là mối đe dọa cho con người cũng như các loài động vật đang sinh sống.

Kèm theo đó, thời tiết ấm hơn thúc đẩy nhu cầu làm lạnh tăng cao, giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ ít xảy ra những hư hại do vận chuyển trong mùa đông, nhưng vận chuyển hàng hóa trong mùa nóng và mùa mua mang nhiều rủi ro hơn và chi phí cao hơn.

Thời tiết cực đoan

Khí thải trong khí quyển gia tăng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu. Tính đến thời điểm hiện tại, biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ sinh thái cũng như đời sống con người. Hiện tượng hạn hán kéo dài diễn ra ở nhiều khu vực, trong khi những nơi gần sông, hồ, biển lại chịu lũ lụt do lượng mưa tăng đột ngột khó kiểm soát.

Chất lượng và số lượng nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và hoạt động của máy phát điện cũng như sức khỏe các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những trận mưa rào lớn và sự tăng khí bốc hơi. Bên cạnh đó, mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên, làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.

Hiện tượng băng tan

Nhiệt độ Trái Đất nóng lên là nguyên nhân cốt yếu dẫn đến việc băng tan ở 2 cực. Điều này khiến cho mực nước biển dâng lên bất thường ở một vị trí nào đó, có thể cao hoặc thấp hơn mực nước biển trung bình của toàn cầu nhưng vẫn có khả năng khiến cho các thành phố ven biển chìm trong nước biển, trong đó có các tỉnh thành của Việt Nam.

Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, mức nước biển trong năm 2100 dự đoán tăng thêm 50cm. Điều này có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo cùng 4.000 dặm vuông đất ướt tại đây.

Băng tan gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và các sinh vật
Băng tan gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và các sinh vật

Tác động xấu tới sức khỏe

Nắng nóng, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các vi sinh vật sinh sôi. Sức khỏe của con người từ đó cũng bị đe dọa bởi các loại bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, số người chết vì tình trạng nắng nóng kéo dài cũng đang tăng đều.

Các nỗ lực nhằm giảm hiệu ứng nhà kính

Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm tác động của hiệu ứng nhà kính chính là tham gia bàn thảo và ký kết hiệp ước mang tên Nghị định thư Kyoto. Đây là nghị định liên quan đến Công ước khung Liên hợp quốc về mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được ký kết ngày 11 tháng 12 năm 1997 và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Tuy nhiên, hiệp ước này không được một số nước công nghệ, trong đó có Mỹ với lý do gây tổn hại đến sự phát triển kinh tế Mỹ.

Bên cạnh đó, các nước cũng đang nỗ lực thực hiện những biện pháp nhằm giảm thiểu lượng khí nhà kính, bao gồm:

Trồng nhiều cây xanh

Trồng nhiều cây xanh, ngăn chặn nạn phá rừng là yếu tố luôn đi đầu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu, nạn phá rừng là nguyên nhân tạo ra 20% khí thải CO2 mỗi năm.

Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng

Như đã nói, quá trình đốt các nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ,… là nguồn tạo ra khí nhà kính tương đối lớn. Do đó, cần hạn chế sử dụng các nguyên liệu khó tái tạo, nguyên liệu hóa thạch, đồng thời tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch để thay thế.

Sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế năng lượng cũ
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế năng lượng cũ

Tối ưu hóa việc sử dụng các phương tiện di chuyển

Quá trình đốt nhiên liệu của ô tô, xe máy,… không chỉ thải ra nhiều khói bụi, mà còn tăng lượng CO2 có trong không khí. Vì thế nếu có thể, hãy đi bộ nhiều hơn, sử dụng xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện hoặc các phương tiện công cộng để giảm phát thải ra môi trường. Hiện nay, nhiều bang tại Hoa Kỳ đã có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có chứng nhận trải qua các thử nghiệm định kỳ về đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe.

Tích cực tái sử dụng và tái chế

Cần ưu tiên mua các sản phẩm với bao bì tối thiểu, đồng thời tái chế các loại vật liệu như vỏ lon, giấy, báo,… mọi lúc mọi nơi. Thông qua những việc làm trên, mỗi năm bạn có thể giúp giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2.

Tích cực trong công tác xử lý ô nhiễm không khí

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tích cực trong quá trình nghiên cứu chuyển hóa khí CO2 thành chất khác, ngăn chặn khí Metan, halogen, clo, fluor,… không cho thải vào không khí. Với nỗ lực này, mong rằng chất lượng không khí trên toàn thế giới sẽ sớm được cải thiện.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với từng cá nhân

Mỗi quốc gia cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường để cung cấp kiến thức cần thiết cho người dân về hiệu ứng nhà kính và mối nguy hại của nó với cuộc sống con người. Mỗi cá nhân là một mắt xích quan trọng trong công cuộc nâng cao chất lượng sống của chính chúng ta.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp cho bạn đọc câu hỏi hiệu ứng nhà kính là gì?. Mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức vì một hành tinh xanh.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →