Đục thủy tinh thể là gì? Những điều cần biết về căn bệnh đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng giảm thị thực và mù lòa trên thế giới. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây không ít hoang mang cho bệnh nhân. Vậy nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể là gì, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn sau đây nhé!

Đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể (hay cườm đá, cườm khô) là căn bệnh về mắt thường gặp, chủ yếu là ở người lớn tuổi. Thủy tinh thể là một bộ phận cấu tạo nên mắt người, có dạng như một thấu kính trong suốt ánh sáng có thể đi qua được, giúp các tia sáng hội tụ tại đúng võng mạc. Công suất hội tụ của thủy tinh thể có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ thống khúc xạ, giúp con người có thể nhìn rõ những vật ở xa.

Khi trạng thái trong suốt mất đi do các chất protein kết đám, thủy tinh thể sẽ có dạng mờ đục khiến ánh sáng khó đi qua. Từ đó, bệnh nhân dần trở nên suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Trong tiếng Latin, bệnh đục thủy tinh thể còn được gọi là Cataract, nghĩa là thác nước để chỉ màu trắng của thể thủy tinh khi đục chín trắng. Đây là danh từ chính thống được sử dụng trong các y văn quốc tế.

Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất trên thế giới. Có tới 25 đến 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực < 1/20 bởi nguyên nhân đục thủy tinh thể. Theo một số nghiên cứu khoa học tại Framingham Eye Study, tỷ lệ người mắc bệnh đục thủy tinh thể ở tuổi 55 đến 64 lên tới 4,5%, và tăng lên 18% ở độ tuổi 65 đến 74 tuổi. Tỷ lệ mắc cao nhất ở tuổi 75 đến 84 là 45,9%. Tỷ lệ này tăng mỗi năm bất chấp các tiến bộ trong điều trị.

Tại Việt Nam, bệnh đục thủy tinh thể chiếm tới 65% các nguyên nhân gây mù. Mỗi năm cứ 100.000 người thì có thêm 88 người mắc căn bệnh này. Như vậy với dân số như hiện tại, mỗi năm nước ta có thêm hơn 99 triệu dân (tính đến tháng 2 năm 2023), trung bình mỗi năm nước ta có thêm khoảng 90 nghìn người bệnh.

Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?
Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Phân loại đục thủy tinh thể

Có nhiều cách để phân loại bệnh thủy tinh thể hiện nay, tuy nhiên có thể tham khảo một số cách phân loại chính sau đây:

Theo hình thái, vị trí

  • Đục nhân: đục nhân xảy ra khi tình trạng xơ cứng và chuyển màu vàng của nhân thủy tinh thể vượt mức tại vùng trung tâm. Trong giai đoạn đầu, bệnh lý này sẽ gây ra một số tật khúc xạ ở mắt, dẫn đến triệu chứng nhìn xa mờ. Đục nhân có thể xảy ra ở 1 bên mắt.
  • Đục vỏ: dạng đục vỏ có thể phát triển to ra và nhập vào nhau tạo thành các vùng đục lớn. Khi toàn bộ bỏ bị đục trắng gọi là đục chín (thủy tinh thể đục hoàn toàn). Tình trạng này thường xảy ra ở 2 mắt và không cân xứng.
  • Đục bao: là các vết đục nhỏ ở biểu mô và bao trước thủy tinh thể, không gây ảnh hưởng đến lớp vỏ.

Theo mức độ

Bệnh lý đục thủy tinh thể được chia làm 4 cấp độ, bao gồm đục bắt đầu, đục tiến triển, đục gần hoàn toàn và đục hoàn toàn. Dù là đục loại nào (trừ chấn thương) thì về cơ bản bệnh lý này đều do cấu trúc và tỷ lệ các phân tử protein bị biến đổi, tạo nên những vùng mờ đục trong thủy tinh thể.

Phân loại đục thủy tinh thể
Phân loại đục thủy tinh thể

Theo nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đục thủy tinh thể, bao gồm:

  • Tuổi tác: khi con người già đi, những thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc protein thủy tinh thể dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể.
  • Do bẩm sinh, rối loạn di truyền hoặc do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, giang mai,…
  • Người bệnh mắc chứng tăng nhãn áp, mắc bệnh tiểu đường, dùng thuốc dài kỳ, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc trầm cảm,…
  • Do chấn thương, phơi nhiễm hóa chất độc hại, quá nhiều tia tia X, tia UV và bức xạ trong quá trình xạ trị.
  • Rối loạn dinh hướng, suy dinh dưỡng, thiếu hụt các yếu tố chống oxi hoá, nghiện rượu bia, thuốc là và các chất kích thích,…

Triệu chứng

Đục thủy tinh thể thường tiến triển chậm trong nhiều năm. Các triệu chứng sớm có thể nhận biết là giảm tương phản, lóa, cần nhiều ánh sáng mới nhìn rõ được các vật thể, khó phân biệt màu sắc, cuối cùng là nhìn mờ không kèm theo đau nhức. Mức độ giảm thị lực sẽ tùy thuộc vào tiến triển bệnh. Đối với những bệnh nhện mới đục ở vùng ngoại vi, vùng trung tâm vẫn còn trong thì các triệu chứng sẽ ngược lại.

Ở một số bệnh nhân khác lại có thêm các triệu chứng khá lạ như ra ngoài trời nhìn thì kém, nhưng vào trong nhà hay bóng râm lại nhìn tốt hơn. Đây là những bệnh nhân bị đục thủy tinh thể trung tâm, khi trời sáng đồng tử co nhỏ lại, ánh sáng tới được võng mạc phải đi qua đúng vùng trung tâm đục nên nhìn mọi vật sẽ không được rõ nét. Trong khi đó nếu vào bóng râm, đồng tử giãn rộng ra, nhờ đó mà ánh sáng dễ dàng đi qua vùng rìa thể thuỷ tinh chưa đục đậm, nhờ đó mà bệnh nhân thấy hình ảnh rõ hơn.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như mắt xuất hiện chấm đen, ruồi bay trước mắt,…

Các triệu chứng
Các triệu chứng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể

Thông thường, bệnh đục thủy tinh thể sẽ liên quan đến quá trình lão hóa, di truyền hoặc một số bệnh khác. Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể bao gồm:

  • Gia đình có các thành viên cũng mắc phải căn bệnh này
  • Đã bị tổn thương hoặc bị viêm mắt trước đó
  • Đã từng phẫu thuật mắt
  • Uống quá nhiều rượu
  • Phơi nắng nhiều
  • Bệnh đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Sử dụng thuốc costicosteriod trong thời gian dài
  • Tiếp xúc với tia phóng xạ ion hóa, chẳng hạn như tia X-quang hoặc tia bức xạ trong trị liệu ung thư

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán bệnh bằng cách soi đáy mắt và kiểm tra bằng kính hiển vi. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng đèn soi đáy mắt trong khoảng cách 30cm để lộ ra những dạng đục thủy tinh thể mới chớm bắt đầu. Những chấm đục thủy tinh thể nhỏ sẽ như các điểm đen trên nền đỏ của ánh đồng tử. Đục thủy tinh thể nhiều có thể làm mấy ánh hồng của đồng tử. Kèm theo đó là khám sinh hiển vi để cung cấp các thông tin chi tiết về đặc điểm, vị trí và mức độ đục.

Là căn bệnh nan y liên quan mật thiết đến chất lượng cuộc sống nên đục thủy tinh thể cần được can thiệp và chữa trị kịp thời. Với những trường hợp mắc bệnh giai đoạn đầu chưa cần nhất thiết phải phẫu thuật, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân bổ sung các loại vitamin thiết yếu như C, A, E… cùng một số hoạt chất khác nhằm làm chậm tiến trình phát bệnh. Kèm theo đó cần phải tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi.

Trường hợp bắt buộc phải thường xuyên ra ngoài trời, cần có những biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm, đội mũ rộng vành. Người bệnh cũng cần phải thay đổi và duy trì lối sống khoa học, không hút thuốc lá, bổ sung thêm các vitamin trong rau xanh, ngũ cốc, trái cây, cá…, hạn chế thức ăn dầu mỡ, chiên xào, đồ ngọt,…

Điều trị
Điều trị

Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất hiện nay vẫn là phẫu thuật bằng phương pháp ngoại khoa. Đây là kỹ thuật phacoemusification (Phaco), với ưu điểm là vết mổ nhỏ, thị lực hồi phục nhanh, ít biến chứng. Mỗi ca mổ chỉ kéo dài từ 5 đến 10 phút, nhưng trên thực tế vẫn thuộc nhóm đại phẫu bởi những can thiệp vào nội nhãn và tác động trực tiếp đến thị lực.

Chăm sóc hậu phẫu sẽ bao gồm dùng thuốc kháng sinh tại chỗ, corticosteroid kết hợp với thuốc chống viêm không steroid. Bệnh nhân cần che kín mắt khi đi ngủ, tránh rặn/ho, dụi mắt, bê vật nặng, cúi người quá mức về phía trước và tuyệt đối phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Thủy tinh thể đã phẫu thuật sẽ không thể phát triển lại.

Ngày nay, với sự phát triển của nhãn khoa, bệnh đục thủy tinh thể có thể dễ dàng được điều trị, bệnh nhân có khả năng hồi phục thị lực cao hơn. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đục thủy tinh thể là gì, chúc bạn luôn khỏe.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →