Bán độ là gì? Điểm danh những trận bóng bán độ đầy tai tiếng tại Việt Nam

Đội tuyển bóng đá Việt Nam đã tạo nên dấu ấn lịch sử cho thể thao nước nhà, khi liên tục đạt thành tích cao trên nhiều đấu trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong lòng người hâm mộ chắc chắn vẫn chưa thể quên những bê bối đã từng có. Bán độ là gì, những vụ bán độ kinh điển diễn ra ở đâu, khi nào, tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

bán độ là gì
Bán độ là gì?

Bán độ là gì?

Bán độ là từ dùng để chỉ hành vi mà trong đó, các cầu thủ tham gia cố tình dàn xếp tỷ số trận đấu theo thỏa thuận trước đó, để nhận lại tiền hoặc một lợi ích nào đó.

Nói cách khác, bán độ tương tự như một hình thức đánh bạc. Theo đó, người chơi nhận tiền để thi đấu theo yêu cầu, được coi là đồng phạm trong việc tổ chức trò chơi.

Đối với các cược bóng đá, bán độ là hình thức gian lận phổ biến, ngay cả trong những giải đấu cấp cao. Chúng khiến cho những trận đấu không còn mang tính chất của thi đấu thể thao, không hấp dẫn, kịch tính với những màn đấu trí, đấu kỹ thuật, rượt đuổi về tỷ số căng thẳng,..

Bán độ bóng đá dễ dàng nhận thấy bằng những biểu hiện như:

  • Cố tình trượt chân trước những đường bóng tốt.
  • Cố tình khiêu khích đội bạn và trọng tài.
  • Ném bóng, sút bóng bừa bãi.
  • Dễ dàng để mất bóng, vi phạm nhiều sai lầm để đối thủ giành được cơ hội ghi bàn.
bán độ bóng đá
CLB Arsenal bị điều tra bán độ vào năm 2008

Những vụ bán độ chấn động làng thể thao Việt Nam

Bán độ bóng đá là thực trạng đã từng làm cho các nhà quản lý thể dục thể thao cũng như liên đoàn bóng đá Việt Nam phải đau đầu. Dưới đây là những trận bán độ đi vào lịch sử.

Cầu thủ Xuân Thắng với pha ghi bàn vào lưới nhà năm 1997

Pha phản lưới nhà của cầu thủ Lã Xuân Thắng tại giải bóng đá vô địch quốc gia năm 1997 là phát súng đầu tiên châm ngòi lên sự phẫn nộ của người hâm mộ. Cú đá của anh làm cho tất cả những người đang chứng kiến trận đấu phải ngỡ ngàng khi phản lưới vào phút thứ 90, lúc mà thủ môn Đỗ Thành Tôn đã lên cao.

Sau đó, Xuân Thắng đã lên tiếng thừa nhận lúc đó mình đang có vấn đề về tâm lý.

Bán độ tại mùa giải SEA Games 2005

Quốc Vượng là cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ của đội tuyển U23 Việt Nam năm 2005. Trong trận đấu này, anh đã tổ chức giao dịch với trùm cá độ và rủ thêm 6 cầu thủ khác cùng dàn xếp tỷ số trong trận đấu với Myanmar.

Số tiền anh nhận được sau khi hoàn thành vụ việc là 490 triệu đồng, và anh đã chia cho đồng bọn của mình bao gồm Văn Quyết, Quốc Anh, Bật Hiếu mỗi người 20 triệu đồng. Quốc Anh giữ hỗ 20 triệu đồng của Lê Phước Vĩnh, trong khi các cầu thủ Hải Lâm và Văn Trương bởi quá hối hận về hành vi của mình mà không nhận số tiền trên.

Vụ án được Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đứng ra xét xử vào ngày 25/1/2006.

văn quyến bán độ
Cầu thủ Văn Quyến

Trọng tài nhận tiền làm thay đổi kết quả trận đấu

Trong trận đấu của CLB Ngân hàng Đông Á – Thép Pomina, lãnh đạo của đội bóng Ngân hàng Đông Á – Thép Pomina và Tôn Hoa Sen – Cần Thơ đã nhờ trọng tài Lương Trung Việt quan hệ với các trọng tài khác, với mục đích điều khiển trận đấu theo hướng thiên vị đội bóng của mình.

Cụ thể, nguyên giám đốc điều hành CLB Ngân hàng Đông Á – Thép Pomina đã đề nghị có được 5-6 trận có lợi tại giải bóng đá vô địch quốc gia năm 2004. Với mỗi trận đấu sẽ nhận được số tiền thưởng 30-50 triệu đồng.

Những người tham gia trong việc mua độ này, ngoài Việt còn có Phạm Hữu Lộc (đã nhận 15 triệu đồng), Lương Thế Toàn (đã nhận 12 triệu đồng), Hoàng Thế Dũng (đã nhận 35 triệu đồng) và Lê Văn Tú (đã nhận 15 triệu đồng). Bên cạnh đó còn có một số người khác tham gia, đều nhận được bồi dưỡng từ Việt.

Vụ sắp xếp điểm số của Sơn Cao – Trương Văn Dưỡng

Vụ án này không chỉ dừng lại ở việc bán độ, mà còn liên quan tới hình sự. Theo đó, Trương Văn Dưỡng đã bị xã hội đen dọa cắt gân chân khi nhận cá độ nhưng lật kèo.

Sau khi cơ quan chức năng tiến hành điều ra, đã xác định được rằng tại giải bóng đá quốc gia năm 1997, 2 đối tượng Trần Phi Sơn và Trần Minh Trung đã liên kết với hai cầu thủ của đội Hải Quan (Trương Văn Dưỡng và Nguyễn Phúc Nguyên Chương) sắp xếp kết quả trận đấu.

bán độ việt nam
Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam

Phán quyết trước thềm SEA Games 2003

Trong quá trình chuẩn bị cho thế vận hội lần thứ 22, đội trưởng đội tuyển U23 là Vũ Như Thành đã bị nghi ngờ bán độ trong trận mở màn ngay tại SVĐ Mỹ Đình, khiến đội nhà thất bại trước đội tuyển Thân Hoa Thượng Hải với kết quả 1-2.

Bên cạnh đó, Như Thành cũng dính vào những nghi vấn về bán độ tại mùa giải JVC Cup.

Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng, Liên đoàn bóng đá Việt Nam vẫn tiến hành đình chỉ nặng cầu thủ này 5 năm để răn đe. Tuy nhiên sau 1 năm thực thi, Như Thành được giảm mức chịu phạt xuống còn 2 năm rưỡi. Cho đến nay, phán quyết này vẫn được coi là một quyết định đúng đắn, giúp đội tuyển quốc gia ổn định hơn trước khi tham gia thế vận hội.

Bán độ trong đội Vissai Ninh Bình

Tại vòng bảng AFC với Malaysia vào ngày 18/3/2007, trọng trận chiến thắng 3-2 trước Kelantan, 13 cầu thủ chính và sự bị của đội Vissai Ninh Bình đã thừa nhận hành vi nhận hối lộ, với số tiền lên tới 800 triệu đồng. Theo đó, mỗi thành viên nhận được 75-80 triệu đồng.

Vụ án sau đó đã được xét xử, với hình phạt nặng nhất dành cho Nguyễn Mạnh Dũng là 3 năm tù giam. Những người khác được nhận mức án treo.

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh câu hỏi bán độ là gì. Có thể thấy việc đặt lợi ích cá nhân lên trên tinh thần thi đấu thể thao của hành vi này đã khiến không ít người quay lưng lại với bóng đá Việt Nam.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →