Đeo tai nghe khi tham gia giao thông có bị phạt không ?

Chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh đeo tai nghe khi tham gia lái xe. Và dễ dàng nhìn thấy nhất là hình ảnh những người đeo tai nghe khi lái xe máy. Biện minh cho những lần bị cảnh sát giao thông bắt sẽ là nghe nhạc cho thoải mái đầu óc, để thư giãn hơn lúc lái xe. Tôi không phủ nhận việc nghe nhạc có thể giúp bạn thư giãn. Nhưng bạn đeo tai nghe khi tham gia giao thông chính là bạn đang vi phạm luật đường bộ.

Xin mời bạn cùng tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé:

đeo tai nghe khi tham gia giao thông
Đeo tai nghe khi tham gia lái xe sẽ bị phạt tiền từ bao nhiêu
  1. Tại sao không nên đeo tai nghe khi tham gia lái xe?

Đeo tai nghe khi tham gia lái xe sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Bởi vì khi điều khiển xe cần có sự tập trung cao. Khi bạn đeo tai nghe có thể khiến bạn bị phân tâm và dễ gây ra tai nạn không đáng có.

Bạn có thể ngụy biện hay đưa ra lý do rằng tôi đeo tai nghe nhưng tắt tiếng. Cho dù bạn có tắt tiếng thì vẫn có thể chắn bớt âm thanh làm người lái xe không chú ý được xung quanh. 

Tình trạng vừa đeo tai nghe vừa lái xe đặc biệt là đeo tai nghe khi đi xe máy vẫn còn diễn ra rất nhiều. Khi bị “hỏi thăm” họ thường đưa ra hàng ngàn lý do khác nhau. Bạn có biết rằng việc làm này là rất nguy hiểm và như thế là đang vi phạm pháp luật. Có nhiều trường hợp do đeo tai nghe và bật volume quá to nên đã không kịp nghe thấy tín hiệu xin đường, tiếng còi xe hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông dẫn đến những tai nạn bất ngờ và đáng tiếc.

Vì thế, mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc nghe nhạc đúng lúc, đúng thời điểm, bảo vệ tính mạng cho bản thân cũng như cho mọi người, tránh xảy ra những hậu quả ngoài ý muốn khi đang tham gia di chuyển trên đường.

đeo tai nghe khi tham gia lái xe
Mối nguy hiểm “rình rập” khi đeo tai nghe khi lái xe máy

 

2.Đeo tai nghe khi tham gia lái xe sẽ bị xử lý như thế nào?

 

Vừa qua, Chính Phủ vừa ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt  giao thông đường đường bộ.

Cùng với mức phạt “khủng” về nồng độ cồn, mức phạt thấp nhất là 2.500.000 đồng, giữ bằng trong vòng 11 tháng nếu lỡ 1 ly rượu mà vẫn tham gia giao thông khiến nhiều người “giật mình”.

Cùng với đó một số quy định mới cũng đang được dư luận quan tâm đó là quy định về người điều khiển xe, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).

Theo quy định cũ, tại điểm o khoản 3 điều 6 Nghị định 46 thì lỗi đeo tai nghe khi lái xe sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng, mức phạt thông thường sẽ là 150.000 đồng. Còn hiện nay, theo quy định tại điểm h Điều 6: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Gấp khoảng 5,3 lần).

Theo đó, mức phạt thông thường sẽ là 800.000 đồng.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đối với lái xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (ngoại trừ thiết bị trợ thính) sẽ bị phạt từ 600.000 đến 1.000.000 đồng. 

Ngoài ra, mức phạt từ từ 600.000 đến 1.000.000 còn áp dụng trong một số trường hợp sau đây:

 + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 – 20 km/h;

+ Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

+ Vượt xe trong những trường hợp không được vượt như vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với c loại phương tiện đang điều khiển;

+ Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định, quay đầu xe trong hầm đường bộ.

+ Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

+ Không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu giao thông.

+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

xử phạt đeo tai nghe khi đi xe
Dùng điện thoại khi tham gia lái xe
  1. Những tranh cãi với mức phạt đeo tai nghe khi tham gia lái xe

Khi nghị định được ban hành đã gây ra không ít nhiều tranh cãi. Và một số ý kiến như nếu đeo tai nghe mà không nghe nhạc, cũng không ảnh hưởng gì đến việc tập trung lái xe. Liệu mức phạt này có phải cao quá không?

Hay một ý kiến khác cũng tương tự đó là tôi không đeo tai nghe, tôi nghe trực tiếp bằng điện thoại thì không sao cả.

Các bạn nên nhớ, trong nghị định có dùng từ “sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh,…” Một khi bạn đã sử dụng thiết bị âm thanh thì bạn cũng sẽ bị xử lý theo đúng quy định của Pháp luật. 

 

Nghĩ theo một cách tích cực nhất, quy định đưa ra nhằm mục đích răn đe và để người tham gia giao thông nghiêm chỉnh chấp hành, hạn chế các vụ tai nạn không đáng có xảy ra.

tác hại của đi xe mang tai nghe
Cảnh sát giao thông phạt hành chính người dân vi phạm

Đeo tai nghe khi tham gia lái xe nhất là đeo tai nghe khi lái xe máy là hoàn toàn không nên.

Tập trung điều khiển phương tiện sẽ mang lại sự an toàn cho bạn cũng như mọi người xung quanh. Câu nói mà chúng ta vẫn thường nghe: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. Để hạnh phúc đó được trọn vẹn thì bạn và tôi hãy nghiêm chỉnh chấp hành nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →