Motor là gì? Một số vấn đề cần biết khi sử dụng Motor

Hầu hết các loại máy móc thiết bị muốn hoạt động đều cần được trang bị motor. Thậm chí bộ phận này còn có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ, khả năng cũng như hiệu quả vận hành của máy móc. Vậy Motor là gì? Nó có cấu tạo cùng nguyên lý vận hành ra sao? Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, cùng chúng tôi làm rõ tại bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

moto là gì
Motor là gì? Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ gì trong hoạt động máy móc?

Motor là gì? 

Nói một cách dễ hiểu, đây là bộ phận thực hiện nhiệm vụ tạo chuyển động để đáp ứng nhu cầu sử vận hành của hệ thống máy móc. Nó còn được biết đến với một số tên khác như: Động cơ, moteur,…

Tìm hiểu về một số loại motor trên thị trường

Cùng với sự phát triển không ngừng về công nghệ kỹ thuật, số lượng motor được chế tạo và đưa vào sử dụng ngày một đa dạng. Trong đó motor điện phổ biến hơn với hiệu năng nổi bật cùng thiết kế nhỏ gọn, tối ưu. Cùng với đó người ta cũng chia chúng thành 2 loại là motor 1 chiều và motor xoay chiều để phù hợp hơn với mạng điện cũng như mục đích sử dụng của người dùng. 

Motor điện một pha

Đây là loại motor chỉ có một cuộn dây pha với nguồn cấp là dây thường có được trang bị thêm tụ để làm lệch pha. Tuy nhiên về mặt nguyên lý, nếu chỉ có một dây pha động cơ sẽ không thể tự vận hành do chỉ có thể tạo từ trường đập mạch dựa trên từ trường 1 pha. 

Chính vì vậy để giải quyết điều này người ta sẽ sử dụng cho máy nam châm vĩnh cửu cùng động cơ điện một chiều để kích thích dòng điện. Cùng với đó motor điện một pha cũng được cấu tạo gồm hai phần là phần động và phẫn tĩnh. Hiện thiết bị này đang được ứng dụng khá phổ biến trên nhiều loại máy móc khác nhau, ví dụ như: Máy bơm, quạt điện, tủ lạnh, đầu băng hoặc radio,…

mô tơ
Motor điện 1 pha đang được sử dụng phổ biến trong các thiết bị gia đình

Motor điện 3 pha

Đây có lẽ là loại motor đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhìn chung thiết bị này được đánh giá khá cao bởi khả năng vận hành ổn định, giá dễ chịu cùng độ bền khá cao.

Để thuận tiện hơn cho khách hàng trong việc chọn mua motor phù hợp với nhu cầu sử dụng, motor 3 pha đang được cung ứng khá phổ biến, cụ thể như sau:

– Về kích thước: Sản phẩm này được cung ứng dưới 3 dạng kích thước gồm: Lớn, nhỏ và vừa. Dĩ nhiên cùng với đó công suất động cơ cũng sẽ có ít nhiều thay đổi. 

– Về giá thành: Giá bán sản phẩm bị phụ thuộc khá nhiều vào đơn vị cung ứng, chất liệu cùng kích thước sản phẩm. 

– Về chức năng: Động cơ rung, động cơ giảm tốc, Servo,…

Làm rõ cấu tạo cùng nguyên lý vận hành của motor 

Có thể bạn chưa biết: Việc nắm rõ nguyên lý vận hành cũng như cấu tạo của động cơ có ảnh hưởng khá nhiều tới hiệu quả sử dụng cũng như tuổi thọ máy móc. Dĩ nhiên việc sử dụng sản phẩm đúng cách hẳn sẽ cho hiệu quả vận hành tốt hơn phải không nào? Vây motor được cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? 

khái niệm mô tơ là gì
Motor điện được cấu tạo như thế nào?

Tìm hiểu về cấu tạo của motor

Hầu hết các loại motor trên thị trường đều được cấu tạo gồm hai phần chính là phần động và phần tĩnh. Chi tiết cùng tìm hiểu rõ hơn về cả hai phần này nhé!

– Phần động: Hay còn được gọi là Roto với lõi thép, dây quấn và trục máy. Cụ thể phần lõi thép được tạo thành từ các lá thép kỹ thuật được ép và ghép lại với nhau. Dây quấn được chia làm hai loại là roto dây quấn và roto lồng sóc. 

– Phần tĩnh: Hay còn được gọi là Stato được tạo thành với hai bộ phận là lõi thép và dây quấn. Trong đó lõi thép có dạng trụ rỗng được tạo thành từ các lá thép kỹ thuật với nhiệm vụ dẫn từ. Phần dây quấn có thể được làm bằng đồng hoặc nhôm được đặt tại các rãnh của lõi thép. 

Motor hoạt động như thế nào?

Nhìn chung phần lớn motor đang được sử dụng hiện nay đều là motor điện hoạt động dựa trên nguyên lý tạo từ trường bằng dòng điện xoay chiều. Cụ thể để vận hành stato của động cơ sẽ được cấp một dòng điện xoay chiều từ đó tạo ra từ trường quay. 

Từ trường quay được tạo khi quét qua những thanh dẫn ngay lập tức sẽ tạo ra suất điện động cảm ứng từ đó tạo thành dòng điện trong thanh dẫn. Cùng với đó dòng điện trong các thanh dẫn sẽ tương tác với nhau tạo thành lực điện từ. Đây cũng chính là yếu tố tạo thành moment quay với trục roto đồng thời tác động làm rotor quay theo chiều của từ trường. 

tác dụng mô tơ
Bạn đã nắm được nguyên lý vận hành của motor chưa?

Bên cạnh nguyên lý điện từ, quý vị cũng có thể tham khảo một số loại động cơ hoạt động dựa trên nguyên lý lực tĩnh điện hay hiệu ứng điện áp,… Dĩ nhiên mỗi loại động cơ đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó chúng ta cần dựa trên nhu cầu thực tế cùng độ tương thích giữa đồng cơ và máy móc để có cho mình quyết định đầu tư phù hợp. 

Có thể nói đây được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy móc thiết bị bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành cũng như hiệu quả công việc của thiết bị. Chính vì vậy khi nắm rõ cấu tạo cùng đặc điểm của sản phẩm sẽ giúp người dùng tối ưu hiệu quả sử dụng máy.

Chúng ta vừa cùng nhau đi tìm câu trả lời cho vấn đề: Motor là gì? Phân loại motor cũng như nguyên lý cùng cấu tạo của sản phẩm này. Qua những chia sẻ trên đây chúng ta cũng có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý cùng đặc điểm vận hành của máy. Mong rằng những thông tin được đưa đến trong bài viết có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tham khảo và tìm hiểu thông tin. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →