Ý nghĩa màu nâu là gì? Những điều thú vị về màu nâu

Mỗi màu sắc đều mang trong mình những ý nghĩa thú vị và sâu sắc, màu nầu cũng vậy. Màu nâu là màu của sự chân thật, giản dị, vững chắc song nó cũng là màu của sự bảo thủ và nghèo khó. Cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa màu nâu ở những khía cạnh khác nhau của cuộc sống và những điều thú vị về màu sắc này trong bài viết dưới đây nhé!

Khám phá ý nghĩa của màu nâu

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp màu nâu trong tự nhiên, nó là màu của chiếc lá rụng, là màu của đất, của những cành cây, màu của động vật… Đây là màu sắc thể hiện rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống. Cụ thể như sau:

ý nghĩa màu nâu
Giải đáp nghĩa của màu nâu là gì?

Ý nghĩa màu nâu trong đời sống tinh thần

Màu nâu chính là màu sắc của đất cũng là màu chiếm đa số trên trái đất. Từ thời cổ đại, người Ai Cập và những dân tộc khác sinh sống tại Châu Phi đã coi màu nâu là biểu tượng của sự sinh sôi, lòng nhiệt tình, sự ổn định. Ngoài ra thì màu nâu còn được sử dụng như một công cụ thôi miên trong các bộ lạc ở Châu Phi cổ đại. Các nhà tâm lý học hiện đại cũng đưa ra nhận định rằng những căn phòng có rèm cửa sổ màu nâu sẫm góp phần giúp con người chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, cân bằng và thư giãn. 

Ở Hy Lạp vào thời cổ đại, màu nâu hạt dẻ là màu đại diện cho nữ thần sinh sản và nông nghiệp. Chính vì vậy màu nâu là màu được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày mang ý nghĩa là sự che chở, sinh sôi phát triển. 

Người Slav thường tránh mặc quần áo có màu nâu bởi loài động vật tổ (thờ cúng động vật, tôn động vật lên làm thần) của họ là Taiga – con gấu nâu. Với họ màu nâu tượng trưng cho sức mạnh, một sức mạnh không thể phá hủy, đây là màu của sự kiên trì. 

ý nghĩa màu nâu là gì
Màu nâu là màu của đất – màu của sự nuôi dưỡng

Xem thêm::
Tìm hiểu ý nghĩa màu xanh lá cây
Tìm hiểu ý nghĩa của màu vàng
Tìm hiểu về ý nghĩa màu icon trái tim

Ý nghĩa của màu nâu trong tâm lý học

Màu nâu là màu của đất, màu của đá, màu của gỗ, màu của sự tin cậy, nền tảng, ổn định, vững chắc, ấm áp và là màu của mùa thu và mùa đông. Trong tâm lý học màu sắc này mang nhiều ý nghĩa khác nhau, bao gồm cả những ý nghĩa tiêu cực và những ý nghĩa tích cực. Cụ thể như sau:

Màu nâu màu của sự tin tưởng

Màu nâu trong tâm lý học biểu thị cho sự tin cậy, đánh tin tưởng bởi màu nâu là màu trung tính, tạo cho người nhì cảm giác ổn định, vững chắc. Các hãng sản xuất các mặt hàng tự nhiên, trên bao bì sản phẩm của họ luôn có màu nâu để tăng tính thuyết phục, khiến khách hàng tin tưởng hơn. Các chuyên gia tâm lý học cũng đưa ra lời khuyên nên sử dụng màu nâu để tạo dựng được niềm tin với khách hàng đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và tài chính. 

Màu nâu màu của sự đơn giản

Màu nâu còn là màu của sự giản dị, mộc mạc đó những người yêu thích màu này thường là tuýp người yêu thích sự đơn giản. Song, họ có đôi chút vụng về và thường bị người khác đánh giá là tầm thường. Những người này thường rất chăm chỉ và sống rất lý trí. Họ thiên về lối sống truyền thống và rất coi trọng mối quan hệ gia đình. 

ý nghĩa màu nâu 2022
Nội thất có màu nâu của gỗ được ưa chuộng bởi sự giản dị, thanh lịch

Màu nâu màu của sự bảo thủ

Màu nâu mang ý nghĩa về những điều vững chắc, ổn định, ít thay đổi. Do đó những người yêu thích màu nâu còn là mẫu người khá bảo thủ. Theo nghiên cứu những người này thường rất kiên định với quyết định, niềm tin của mình. Một khi đã quyết định điều gì đó sẽ rất khó để họ thay đổi ý định. Cuộc sống của người yêu thích màu rất ổn định, có tính lặp lại và ít bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài.

Màu nâu màu của sự trung thực

Màu nâu luôn cho mang lại cho người nhìn cảm giác tin tưởng, trung thực, hiền lành. Những người yêu thích màu nâu cũng mang trong mình nét tính cánh như vậy, họ trung thực và yêu thích sự trung thực. Họ không thích sự thao túng và nói dối. Trong một cuộc nói chuyện những người thích màu nâu luôn nói chuyện thẳng thắn. 

Thư giãn và bình tĩnh

Màu nâu còn được đánh giá cao bởi sự thư giãn và tĩnh lặng mà nó mang lại cho người nhìn. Những nhà tâm lý học cho biết khi đang mệt mỏi hay có những suy nghĩ buồn bã, nếu ở trong căn phòng màu nâu nó có thể giúp con người bình tĩnh và thoát khỏi những điều đó. Do đó việc kết hợp màu nâu trong không gian phòng ngủ sẽ giúp cho người dùng có được cảm giác nhẹ nhàng, yên bình và hài hòa.

Ngoài ra thì mỗi sắc thái màu nâu lại có 1 ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như màu nâu nhạt tượng trưng cho sự chân thành, trung thực, thân thiện. Màu nâu đậm tượng trưng cho sự bền bỉ, vững chắc, mạnh mẽ, lý trí nhưng có đôi khi nó tượng trưng cho sự buồn chán.

ý nghĩa của màu nâu
Khám phá về ý nghĩa của màu nâu trong tâm lý học

Những điều thú vị về màu nâu

Cũng như những màu sắc khác màu nâu ẩn chứa rất nhiều điều thú vị. Trong phần này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những điều thú vị về màu nâu mà ít ai biết đến. 

Màu nâu rất phổ biến và có từ rất sớm

Màu nâu đã rất quen thuộc phổ biến với con người từ những nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Người ta đã phát hiện ra màu nâu trong các lăng mộ thời tiền sử và trong tranh khắc tại hang động. Trên các chai lọ và đồ dùng bằng sứ của thời Hy Lạp và La Mã và các bức tranh sơn dầu thời Phục Hưng Italia chúng ta cũng có thể thấy rất nhiều sắc nâu.

Từ thế kỷ XVI cho đến đầu thế kỷ XX, các họa sĩ rất ưa chuộng “màu nâu xác ướp”, đó là màu nâu đen giống như bị cháy mà chúng ta thường nhìn thấy trên các di vật của xác ướp Ai Cập cổ đại. Các danh họa như Rembrandt van Rijn, Eugène Delacroix, Johannes Vermeer từng sử dụng màu này trong các tác phẩm nổi tiếng của mình. 

Màu nâu từng là màu dành cho tầng lớp bần cùng

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của con người, các màu tối trung tính từng được dùng để ám chỉ cho sự khiêm tốn và túng thiếu, nghèo đói. Cụ thể, những người thuộc tầng lớp lao động thường mặc quần áo màu nâu và màu be còn giới quý tộc sẽ mặc những bộ đồ có màu xanh nước biển, tím và đỏ.

Thời La Mã cổ đại, họ đã dùng thuật ngữ “pullati” để chỉ những người ăn xin, người nghèo ở đô thị. Từ này khi dịch thẳng ra mang nghĩa là “những kẻ mặc đồ nâu”. Vào thời Trung Cổ, các thầy tu dòng Phanxicô cũng mặc áo choàng có màu espresso (màu nâu rất đậm) như là biểu tượng hữu hình của lời cầu nguyện dành cho những người thuộc tầng lớp nghèo trong xã hội.

màu nâu sự nghèo khó
ý nghĩa của màu nâu

Màu nâu được sử dụng rộng rãi hơn từ cuối thế kỷ XIX. Vào thời kỳ này hầu hết các trang phục trong quân đội có quần kaki màu nâu nhạt để người lính có thể dễ dàng ngụy trang. Giữa những năm 1920 – 1940, thái độ của con người đối với màu nâu đã trở nên tích cực hơn nhờ vào trào lưu thiết kế kiến trúc theo phong cách Art Deco. Trong giai đoạn này, màu nâu nhạt đã được nhiều người yêu thích bởi sự thanh lịch, dễ chịu và sư sang trọng của nó đem lại cho không gian. Song, thời vàng son của màu nâu không kéo dài trong lĩnh vực thời trang.

Không phải ai cũng yêu thích màu nâu

Có rất nhiều người không thích màu nâu. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009 đã nói rằng con người không ưa màu nâu vì nó thường gắn liền với những thứ mà họ không thích ví dụ như thức ăn hỏng mốc màu nâu, phân màu nâu… Năm 2012, các nhà nghiên cứu tại Úc đã đưa ra tuyên bố rằng nâu đen là “màu xấu xí nhất thế giới”. Điều này đã khiến cho một số quốc gia như Anh Quốc, Bỉ và Pháp… ban hành luật yêu cầu các hãng sản xuất thuốc lá phải đóng gói thuốc bằng màu nâu nhằm giảm cảm giác thèm thuốc của người dùng. 

Trên đây là những thông tin về ý nghĩa màu nâu mà chúng tôi đã tổng hợp lại để chia sẻ với các bạn. Qua đó chúng ta có thể thấy màu nâu là màu sắc gần gũi, quen thuộc với con người, nó là màu của sự nuôi dưỡng, giản dị, kiên định. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →