Typography nghĩa là gì?

Typography là gì? Đối với những người làm trong ngành thiết kế sáng tạo thì “Typography” là một thuật ngữ đã quá quen thuộc. Việc sử dụng Typography nắm vai trò quan trọng trong tạo thông điệp chung và đối tượng mục tiêu của riêng các thương hiệu. Trong nội dung hôm nay, mời bạn cùng chúng tôi đi khám phá các thông tin thú vị về Typography này!

Typography là gì?

Typography là gì?

Theo Wikipedia, “Typography” là tiếng Hy Lạp được ghép bởi “τύπος – typos” mang nghĩa “hình thức” và “γράφειν – graphein” có nghĩa là viết. Hiểu theo cách đơn giản, Typography chính là nghệ thuật và kỹ thuật của việc sắp xếp chữ; sáng tạo hình dáng câu văn, chữ viết sao cho có tính thẩm mỹ để thể hiện một phong cách nhất định. Hiệu quả Typography đạt được chủ yếu nhờ vào những yếu tố về kết hợp font, kích thước, khoảng cách và màu sắc,…

Typography – Nghệ thuật và kỹ thuật của việc sắp xếp chữ

Trong môi trường kinh doanh đang ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mỗi thương hiệu cần phải tự tạo ra bản sắc riêng biệt cho mình; để thu hút được sự chú ý của khách hàng và truyền tải thông điệp thương hiệu với hiệu quả đạt mức cao nhất.

Designer sẽ sử dụng Typography như một công cụ mạnh mẽ nhằm biến văn bản thành thông điệp có thể tác động trực tiếp đến người xem. Điều này giúp hỗ trợ biến nội dung mang ý nghĩa sâu sắc và thu hút hơn. Ý tưởng Typography của thương hiệu càng độc đáo thì càng tạo được sự kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng hiệu quả hơn.

Nguồn gốc, lịch sử phát triển Typography

Typography – Nghệ thuật trình bày chữ có thể đã xuất hiện từ thế kỷ XI và bắt nguồn từ Châu Á. Trước thời đại kỹ thuật số 4.0, sáng tạo về Typography là một nghề chuyên biệt gắn liền với sách và tạp chí. Cụ thể:

  • Các kiểu chữ (type) chính là kết quả của công việc giữa một người tạo kiểu chữ và một người sắp chữ. Những năm 1800, chữ cái được tạo ra sau đó đã tạo thành các khối kim loại. Mỗi kiểu chữ hay thiết kế tổng thể được chuyển thành các font chữ rồi bán cho cửa hàng in.
  • Cửa hàng in sau đó sẽ đặt font chữ và sắp xếp căn chỉnh sao cho chữ in ra dễ đọc hơn. Những miếng đệm mà họ dùng làm từ chì, nên việc thêm khoảng trống vào font rất quan trọng. Cả font chữ và kiểu chữ đều sẽ được đo bằng các điểm như 10, 12, 14 và có độ đậm – nhạt, thẳng – nghiêng. Sự kết hợp của các yếu tố trên được coi là cả một nghệ thuật.

Typography được nhìn thấy trong Kinh thánh Gutenberg

Tại phương Tây, ví dụ đầu tiên về Typography có thể được nhìn thấy trong Kinh thánh Gutenberg. Cuốn sách này đã khởi động một cuộc cách mạng về nghệ thuật trình bày chữ ở phương Tây, và chính Typography được sử dụng trong Kinh thánh Gutenberg hiện nay được gọi là Textura. Bạn có thể tìm thấy nó ở trong menu thả xuống phông chữ trên những ứng dụng máy tính để bàn lớn hiện nay.

Tìm hiểu một số thuật ngữ và yếu tố quan trọng trong Typography

Thuật ngữ dùng trong Typography là rất nhiều. Một số thuật ngữ quan trọng nhất mà Designer cần phải biết trong thiết kế như sau:

1. Kiểu chữ (Typeface) và font chữ

Kiểu chữ sẽ gồm nhiều ký tự có độ dày mỏng và kích thước khác nhau, hay kiểu chữ chính là tập hợp của nhiều phông chữ khác nhau. Hiện nay, 5 kiểu chữ phổ biến được sử dụng trong nhiều thiết kế và văn bản nhất đó là Arial, Helvetica, Times New Roman, Calibri, Tahoma.

Kiểu chữ (Typeface) và font chữ là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau

Còn Font chữ sẽ đề cập đến kiểu, trọng lượng và chiều rộng của một kiểu chữ. Thường thì font chữ được hiểu là chiều cao hay chiều rộng của một kiểu chữ, và dĩ nhiên là phải mang một phong cách riêng. Do đó mà mọi kiểu chữ đều có những kích thước phông chữ khác nhau. Một số font chữ được sử dụng phổ biến đó là Sans Serif, Serif, Display font, Script,…

2. Leading

Leading là khoảng trống theo hướng dọc giữa mỗi dòng, hay nói cách khác đó là khoảng cách giữa 2 đường cơ sở của 2 dòng văn bản. Thường Leading được thiết kế nằm trong khoảng từ 120% – 200% để người xem có thể đọc được văn bản dễ dàng hơn. Theo xu hướng của thiết kế Typography hiện nay thì 140% sẽ là giá trị Leading lý tưởng mà các Designer nên tham khảo để sử dụng.

Leading

Để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc thiết kế, dưới đây là công thức dùng để tính giá trị của Leading:

Leading = Font chữ x 1.4 (hệ số)

Trong đó:

  • Chữ với Font chữ nhỏ hơn có hệ số >1.6
  • Chữ có Font chữ lớn hơn sẽ có hệ số <1.2

3. Tracking

Tracking

Tracking là khoảng cách giữa các ký tự văn bản, còn gọi là chiều dài tổng thể của 1 từ hoặc 1 đoạn văn bản. Để hình ảnh được rõ ràng hơn, Tracking/Letter-spacing nên ở trong khoảng từ -0.08 đến -0.4.

Một vài lưu ý cho Tracking là chữ có quá nhiều Tracking (2) sẽ gây khó đọc, ngược lại chữ với font ít Tracking (0.2) sẽ dễ đọc hơn.

4. Kerning

Kerning

Kerning chỉ khoảng cách giữa các ký tự kế nhau ở trong cùng font chữ. Nếu không có Kerning thì các ký tự này sẽ đặt kế tiếp nhau liền mạch và không có khoảng cách. Việc áp dụng Kerning vào Typography giúp các ký tự không dính vào nhau, 2 ký tự kề nhau sẽ được phân tách một cách rõ ràng và không bị chồng chéo khi đứng chung trong cùng không gian dọc.

5. Line Length

Line Length

Line length hay độ dài dòng là độ dài tiêu chuẩn của văn bản. Các đoạn văn bản trong thiết kế thường có độ dài của dòng tối thiểu 40 từ và tối đa 70 từ. Nếu độ dài dòng của khung văn bản quá lớn sẽ làm người xem có cảm giác bị mệt mỏi do có quá nhiều thông tin cần phải đọc. Do đó, những văn bản thường thiết kế hướng đến kiểu súc tích, ngắn gọn.

6. Hệ thống cấp bậc (Hierarchy)

Hệ thống cấp bậc (Hierarchy)

Hệ thống cấp bậc hay cấu trúc phân cấp của bài viết gồm có tiêu đề, tiêu đề phụ và các loại nội dung khác nằm trong văn bản. Hệ thống này sẽ được thiết kế dựa trên kích thước, độ đậm nhạt và những sắp xếp hiệu ứng của ký tự văn bản.

Theo đó, tiêu đề chính sẽ được thiết kế đậm và lớn nhất; tiếp đến là tiêu đề phụ và cuối cùng là đoạn văn bản với nội dung dài sẽ có kích thước nhỏ nhất.

7. Kích thước

Kích thước giúp cho Designer xác định được hệ thống cấp bậc có trong văn bản. Nó được thực hiện bằng việc dùng khoảng cách, kích thước và màu sắc một cách hợp lý nhất. Kích thước được áp dụng cho 2 dạng Heading là Primary Heading và Subheading. Cụ thể:

Kích thước trong Typography

  • Primary Heading (Heading chính): Có kích thước lớn nhất trong trang, kích cỡ của Heading này thường rơi vào khoảng từ 180% – 200% so với font chữ của phần văn bản chính. Trong đó, phần lề 0.5x theo kích thước của Heading chính.
  • Subheading (Heading phụ): Thường có nhiệm vụ làm rõ nội dung cho Heading chính nên có kích thước nhỏ hơn. Kích thước tiêu chuẩn thường được Desginer áp dụng là trong khoảng từ 120% – 150% so với font chữ của văn bản chính cho Heading phụ. Khi đó, phần lề sẽ từ 0.5x đến 0.7x và theo kích thước của Heading phụ.

8. Màu sắc

Màu văn bản đảm bảo khả năng truyền tải thông điệp

Màu sắc là yếu tố giúp cho văn bản trở nên nổi bật hơn, giúp truyền tải được thông điệp của thương hiệu hiệu quả và nhanh chóng. Đối với yếu tố màu sắc đòi hỏi Designer cần phải biết cách cân bằng 3 thành phần quan trọng của màu sắc đó là giá trị, màu và độ bão hòa.

9. Căn chỉnh

Khi biết cách căn chỉnh hợp lý sẽ giúp Typography trở nên thống nhất toàn bộ văn bản. Cụ thể, mỗi ký tự văn bản sẽ có kích thước và không gian bằng nhau để từ đó đảm bảo khoảng cách phù hợp giữa các phần tử với nhau.

Có 4 kiểu căn chỉnh cho bạn lựa chọn đó là:

Căn chỉnh trong Typography

  • Trái: Là cách căn chỉnh phổ biến nhất, được xây dựng dựa theo quy tắc đọc văn bản của hầu hết các loại ngôn ngữ.
  • Phải: Căn lề phải dù ngược lại với hướng đọc thông thường, nhưng lại có ưu điểm đó là có thể tạo ra nét độc đáo riêng biệt.
  • Căn giữa: Giúp tạo ra sự cân bằng và đối xứng, giúp đoạn văn trở nên gọn gàng và dễ nhìn hơn. Trong một vài trường hợp thì cách căn chỉnh giữa có thể làm văn bản trông nhàm chán.
  • Căn đều 2 bên: Cách căn chỉnh này giúp đem lại cảm giác chỉn chu, trang trọng cho đoạn văn. Dẫu vậy thì khi căn đều 2 bên cho các đoạn văn quá ngắn sẽ có sự xuất hiện của các khoảng trống khó hiểu. Do đó, chỉ nên áp dụng căn đều 2 bên với đoạn văn có độ dài và khoảng cách phù hợp giữa các từ cùng ký tự.

10. Tương phản

Sự tương phản sẽ khiến cho văn bản thu hút được người đọc

Độ tương phản chính là một yếu tố khác của Typography giúp Designer trong vấn đề làm nổi bật lên ý tưởng hay thông điệp của mình. “Tương phản” khi được điều chỉnh và sử dụng hợp lý sẽ khiến cho văn bản không những trở lên có ý nghĩa, mà đồng thời còn giúp việc thu hút người đọc đạt hiệu quả cao hơn.

Những quy tắc tạo nên một thiết kế Typography hiệu quả

Qua phân tích tổng hợp, chúng tôi mời bạn tham khảo 8 quy tắc tạo nên một thiết kế Typography hiệu quả dưới đây.

Quy tắc 1: Học các điều cơ bản

Điều bạn cần phải làm đó chính là thay đổi bề ngoài các ký tự một chút là đã có được một font chữ của riêng mình. Bởi, thực tế Typography lại tương đối phức tạp và được xem là một môn nghệ thuật mang hơi hướng khoa học.

Thay đổi bề ngoài các ký tự là bạn đã có thể tạo lên font chữ riêng

Khi phân tích một bộ kiểu chữ liên quan bao hàm biệt ngữ đặc trưng, các khuôn khổ chính xác và chuẩn mực chung cần được biết và tôn trọng. Đồng thời, với nhiều hình thức thiết kế khác thì bạn chỉ có thể phá vỡ 1 quy tắc khi đã hiểu rõ được nó và thực hiện nó với mục đích xác đáng.

Quy tắc 2: Xem kĩ Kerning

Theo định dạng sẵn có, nhiều bộ kiểu chữ và nhất là Serif sở hữu khoảng cách ký tự không đồng đều. Thường thì nó là vấn đề không quá lớn trong 1 đoạn văn bản hoặc 1 câu, bởi khoảng cách không đồng đều sẽ mờ nhạt đi trong 1 khối gắn kết nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi chỉ cần giải quyết một vài từ như trong tiêu đề hoặc logo, kerning tùy tiện có thể hoàn toàn phá hủy tính thẩm mỹ của cả tác phẩm.

Chỉnh khoảng cách giữa 2 ký tự trong 1 phông chữ

Những vấn đề về Kerning có thể trở nên phức tạp khi liên quan đến phông chữ website và CSS, nhưng sẽ khá dễ xử lý nếu bạn tạo văn bản dưới dạng đồ họa (in ấn, website) bằng Illustrator, Photoshop,… Thao tác thực hiện đơn giản là nháy chuột vào khoảng cách giữa 2 ký tự và giữ im phím Alt, đồng thời kết hợp với việc điều chỉnh phím mũi tên qua lại tùy ý để điều chỉnh khoảng cách. Lưu ý, đừng quá tập trung vào các ký tự như là khoảng cách giữa các ký tự mà hãy cố tạo nên khoảng cách đều đặn xuyên suốt cả chữ hay cụm từ.

Quy tắc 3: Hiểu về sự truyền đạt qua font chữ

Lựa font chữ không nên là một quá trình tùy tiện. Đừng chỉ đơn giản lướt nhìn toàn bộ thư viện tài nguyên để tìm 1 font chữ thì bạn hiếm khi có được một đáp án hiệu quả. Lý do là vì đặc tính tâm lý cố hữu cùng kết hợp với những mẫu font chữ nhất định.

Cần hiểu về sự truyền đạt qua font chữ

Ví dụ, bạn thuộc tuýp người tỉ mỉ thì những lựa chọn font chữ cũng sẽ trở nên nghèo nàn do thiếu hụt sự liên kết chính yếu giữa tính chất thị giác của những lựa chọn phông chữ và những từ được viết bởi chúng.

Theo đó, mỗi thông điệp truyền đạt từ phông chữ quy về cả ở mức độ nhận thức và tiềm thức. Hai trong số những phần chính của giao tiếp đó chính là giới tính và thời đại. Hãy xem xét những ví dụ bên dưới để hiểu hơn về bộ kiểu chữ đặc trưng của Adobe’s Type Classification Chart.

Quy tắc 4: Căn lề

Bởi lý do nào đó mà chúng ta đều có khuynh hướng căn giữa tất cả mọi thứ theo bản năng trong Typography, vì cảm giác cái gì ở chính giữa sẽ cân bằng và sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng thực tế, căn chỉnh giữa lại là hình thức căn lề yếu ớt nhất, khó đọc nhất và cần nên dùng có chọn lọc.

Cách đọc quen thuộc của chúng ta đó là theo định dạng chung thường thấy trên sách, báo hiện nay đó là 2 đoạn văn đầu tiên phía trên được căn lề trái. Còn với những đoạn văn căn giữa thì khó đọc hơn vì thiếu đường biên rõ ràng, không có điểm bắt đầu hoặc kết thúc nhất quán cho từng dòng nên khiến mắt ta tốn thêm thời gian để điều chỉnh từng dòng.

Căn lề trái phù hợp với quy tắc đọc văn bản của các ngôn ngữ

Điều này không có nghĩa là bạn chỉ dùng căn lề trái ở mọi lúc mọi nơi. Khi đó, bạn cần phải trả lời được câu hỏi “khả năng đọc hiểu quan trọng như thế nào so với tính thẩm mỹ mà bạn đang cố đạt đến”. Vì các yếu tố này nếu luôn đi cùng nhau thì thật quá lý tưởng, nhưng thực tế chúng luôn đối chọi với nhau khiến chúng ta phải thỏa hiệp chỉ chọn 1 trong 2.

Ngoài ra, một vấn đề nữa đó là pha trộn các hình thức căn lề. Dù bạn chọn loại căn lề nào thì hãy cố giữ nhất quán xuyên suốt thiết kế. Ví dụ, tiêu đề thường thích hợp căn giữa kết hợp và nội dung căn lề trái.

Quy tắc 5: Chọn font chữ thứ hai

Sau khi đã chọn được bộ font chữ chính yếu, bước tiếp theo đó là chọn 1 bộ font khác để nhấn mạnh nó. Nó sẽ là bộ font đối chọi với bộ font chính yếu.

Chọn font chữ thứ 2 để nhấn mạnh bộ font chữ chính yếu

Nếu các mẫu font chữ được chọn quá nghèo nàn hoặc mẫu font chữ bổ trợ thì hoa mỹ hơn mẫu font chính sẽ làm giảm giá trị của phông chữ chính. Thêm nữa, sử dụng 2 font chữ đơn giản giống nhau về độ đậm; thì dù có sự khác biệt trong phong cách nhưng độ nặng nhẹ trong nét viết khiến cả 2 không có đủ độ tương phản về thị giác.

Vậy nên bạn nên chọn font chữ thứ 2 có độ tương phản thích hợp, font mảnh và đơn giản. Font chữ không cần phải tương phản quá nhiều, nhưng cần chắc chắn rằng chúng đủ khác nhau để không bị lầm lẫn về bề ngoài và cũng để nhấn mạnh vào phông chữ chính.

Quy tắc 6: Vấn đề về kích cỡ

Trong in ấn, bạn chỉ có 2 hoặc 2 giây vàng để bắt được sự chú ý của ai đó. Nếu như bạn bỏ qua cơ hội này thì bạn đã mất đi khách hàng tiềm năng của mình. Điều này trên thực tế nghĩa là khi bạn tạo ra 1 tiêu đề thì đừng chỉ đơn thuần gõ nó ra, mà hãy thiết kế nó.

Tạo ra một tiêu đề đừng chỉ đơn thuần gõ nó ra “hãy thiết kế nó”

Tiêu đề đầu tiên đòi hỏi phải khiến cho người xem sẵn lòng bỏ thời gian để đọc và có thể hiểu từng chữ để nắm bắt được ý nghĩa thông điệp chính. “Mánh khóe” ở đây chính là khiến người xem đọc những phần quan trọng nhất ngay lúc họ nhìn vào tiêu đề trong khi hầu hết họ chỉ là tình cờ nhìn qua mà thôi.

Quy tắc 7: Sử dụng Typography giống như một môn nghệ thuật

Hãy dừng ngay suy nghĩ “Typography chỉ đơn thuần là những tiêu đề và mẩu tin”, mà hãy bắt đầu suy nghĩ về nó như là một yếu tố thiết kế. Những kiểu chữ được thiết kế tỉ mỉ và sở hữu tính thẩm mỹ chính là một tài sản có giá cho tài nguyên thiết kế của bạn, nó dĩ nhiên vượt lên việc chỉ xây dựng vẻ bề ngoài bằng ký tự.

Sử dụng công cụ Typography giống như một môn nghệ thuật

Khi thực sự muốn tạo ra một thiết kế Typography trọng yếu, bạn hãy nghĩ về cách bản thân “giỏi” cỡ nào khi kết hợp chặt chẽ mẫu chữ hấp dẫn với nhau. Song song với đó, hãy mở rộng hình dáng font chữ để phù hợp với yêu cầu hoặc để tăng thêm hiệu ứng thị giác cho mẫu chữ thì hãy thử thêm vào xoắn ốc, vân, hoa văn, hoặc bất kỳ thứ gì bạn nghĩ đến.

Quy tắc 8: Tìm được nguồn cảm hứng tốt

Cách tốt nhất để tạo nên Typography hiệu quả và hấp dẫn chính là tìm kiếm, tham khảo, học hỏi từ các mẫu có sẵn. Bạn có thể tìm kiếm nguồn cảm hứng từ một số bài báo tuyệt vời nhưng đừng dừng ở đó mà hãy sáng tạo để tạo ra một tác phẩm của riêng mình.

Vai trò của Typography

Việc tìm hiểu vai trò của Typography trong những lịch vực khác nhau có thể giúp người đọc nâng cao hơn kiến thức về thông tin cần biết về Typography.

1. Trong thiết kế

  • Thu hút sự chú ý của người xem: Typography có nhiều phong cách, hình dạng và kích thước. Đây là các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thiết kế độc đáo.
  • Thân thiện với trình đọc văn bản: Typography giúp việc đọc văn bản trên trang web dễ dàng. Designer có thể sắp xếp các font chữ trong khung lề; căn chỉnh văn bản với sự hỗ trợ từ CSS và Photoshop nhằm hướng người xem đến với các thông tin quan trọng, cốt yếu nhất.

Typography đóng vai trò quan trong thiết kế đối với các Designer

  • Nội dung dễ hiểu với hệ thống phân cấp: Khi đã có kinh nghiệm nhất định, Designer sẽ biết cách kết hợp kích thước với loại font chữ một cách khéo léo để đưa sự chú ý người đọc vào thông tin quan trọng nhất đầu tiên. Từ đó, người xem dễ dàng xác định được vị trí thông tin qua việc xem nhanh nội dung văn bản.
  • Tạo sự hài hoà cho tổng thể: Typography được dùng để xác định sự hài hòa cho bố cục một bản thiết kế hoặc trang web. Một thiết kế càng có sự hài hòa sẽ càng mang lại giá trị nghệ thuật cao.

2. Trong Marketing quảng cáo

  • Nhận diện thương hiệu nhanh chóng: Đây là yếu tố đối với mọi doanh nghiệp, vì việc nhận diện thương hiệu tốt và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Ở mỗi mẫu thiết kế, font chữ chính là yếu tố giúp khách hàng truy cập và ghi nhớ tên thương hiệu. Nhiều logo hiện nay đều dựa vào Typography để  người dùng nhận ra được thương hiệu của doanh nghiệp như Coca Cola, Disney, Netflix,…

Typography giúp nhận dạng thương hiệu nhanh chóng, dễ dàng

  • Mang lại giá trị và dấu riêng cho thương hiệu: Typography là công cụ cực kỳ hữu ích trong việc thiết lập giá trị cho thương hiệu, bởi chúng có sức mạnh đại diện cho doanh nghiệp. Mỗi kiểu chữ trong Typography sẽ mang hiệu ứng khác nhau và thể hiện cảm xúc theo cách riêng biệt.

Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề Typography là gì, mong đã giúp bạn hiểu rõ. Không thể phủ nhận ý nghĩa mà Typography trong thiết kế và trong Marketing hiện nay, nhưng bạn cần nhớ rằng các tác dụng và lợi ích của công cụ này đem lại sẽ chỉ thực sự phát huy nếu như được sử dụng đúng cách!

Xem thêm:: Flashmob là gì?

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →