Quốc hội là gì?

Quốc hội là gì? Quốc hội chính là một trong những cơ quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với hệ thống chính trị của một quốc gia. Để hiểu hơn về cơ quan này, mời bạn tham khảo thông tin tổng quan về Quốc hội được chúng tôi tổng hợp bên dưới đây!

Quốc hội là gì?

Quốc hội với tên tiếng Anh là Congress, là một cơ quan thực hiện lập pháp của một quốc gia. Theo nghĩa Hán Việt, “Quốc hội” là đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, hay gọi là quốc hội đại hội. Cơ quan này ra đời khi có sự xuất hiện của Nhà nước tư sản với mục đích giải quyết, điều khiển mâu thuẫn giữa các giai cấp thông qua Hiến pháp và Pháp luật.

Quốc hội là gì?

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam) hay Quốc hội Việt Nam là cơ quan thực hiện quyền lập pháp cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam. Đây là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời cùng với Nhà nước Việt Nam

Quốc hội Việt Nam ra đời cùng với Nhà nước Việt Nam vào ngày mùng 06 tháng 01 năm 1946, sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên với tên gọi ban đầu đó là Quốc dân Đại hội hay Quốc dân Đại biểu Đại hội. Tên gọi “Quốc hội” chính thức công bố tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa I, diễn ra vào ngày 01 tháng 01 năm 1960.

Từ năm 1946 cho đến nay, Việt Nam đã trải qua tổng cộng là 15 lần bầu cử Quốc hội. Hiện tại đang là kỳ Quốc hội khoá XV (2021 – 2026).

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội là gì?

Để hiểu hơn về Quốc hội, chúng ta cần đi tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

1. Chức năng

Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, Quốc hội sẽ có 3 chức năng chính là:

Quốc hội có 3 chức năng chính

  • Quốc hội s thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp.
  • Quốc hội đưa ra quyết định về các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • Quốc hội sẽ thực hiện việc giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Quốc hội có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm Luật và sửa đổi Luật.

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc tuân thủ theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xem xét về những báo cáo công tác của Chủ tịch nước và cơ quan Ủy ban Thường vụ Quốc hội,  cơ quan Chính phủ, cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan Hội đồng bầu cử Quốc gia, cơ quan Kiểm toán Nhà nước và những cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

Quốc hội làm, sửa đổi Hiến pháp và Luật

3. Quyết định các mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

4. Quyết định những chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ những thứ thuế; quyết định phân cấp những khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương (NSTW) cùng ngân sách địa phương (NSĐP); quyết định về mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định về dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương cũng như phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.

5. Quyết định các chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo của Nhà nước.

Quyết định chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu phát triển đất nước

6. Đưa ra quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, cơ quan Chính phủ, cơ quan Tòa án nhân dân, cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Hội đồng bầu cử quốc gia, cơ quan Kiểm toán Nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

7. Bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng với Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm của Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án của Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước và người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn các đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và những thành viên khác trong Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách các thành viên trong Hội đồng quốc phòng và an ninh và Hội đồng bầu cử quốc gia.

Sau khi được bầu thì Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ thực hiện tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

Thực hiện tuyên thệ sau khi nhập chức

8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người đang giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

9. Quyết định thành lập và bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; thành lập và bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật.

10. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, cơ quan Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan Tòa án nhân dân tối cao và cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

11. Quyết định đại xá.

12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân (Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ); hàm, cấp ngoại giao và hàm, cấp Nhà nước khác; quy định về huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước.

13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định đối với tình trạng khẩn cấp và những biện pháp đặc biệt khác để bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.

Đưa ra quyết định về vấn đề chiến tranh – hòa bình, đối ngoại,…

14. Quyết định về chính sách cơ bản trong đối ngoại; phê chuẩn và đưa ra quyết định gia nhập hay chấm dứt hiệu lực của điều ước Quốc tế liên quan đến vấn đề chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại những tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng; những điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các điều ước quốc tế khác trái với luật và nghị quyết của Quốc hội.

15. Quyết định trưng cầu ý dân.

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính là cơ quan thường trực của Quốc hội sẽ bao gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội giữ chức Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội giữ chức Phó Chủ tịch.

Thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không chuyên trách; đồng thời cũng là thành viên Chính phủ.

1. Các cơ quan của Quốc hội

Ngoài Ủy ban Thường vụ thì các Ủy ban khác của Quốc hội bao gồm:

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Quốc hội Việt Nam

(1) Hội đồng Dân tộc

(2) Ủy ban Pháp luật

(3) Ủy ban Tư pháp

(4) Ủy ban Kinh tế

(5) Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Việt Nam

(6) Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam

(7) Ủy ban Văn hoá, Giáo dục

(8) Ủy ban Xã hội

(9) Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam

(10) Ủy ban Đối ngoại

Đây là những cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì sẽ báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể:

Hội đồng Dân tộc có giữ vai trò quan trọng trong Quốc hội

  • Hội đồng Dân tộc có nhiệm vụ nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện giám sát trong thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Hội đồng Dân tộc và 9 Ủy ban của Quốc hội làm thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án khác và báo cáo với Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao; thực hiện giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định; kiến nghị các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội đồng và Ủy ban.

Ngoài ra, Quốc hội cũng có thể thành lập Ủy ban lâm thời để tiến hành thẩm tra dự án, dự thảo nghị quyết hoặc báo cáo dự án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, hay khi có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc và những Ủy ban trong  Quốc hội thì tiến hành điều tra làm rõ về một vấn đề cụ thể khi xét thấy cần thiết.

2. Cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thành lập từ các Ban chuyên môn chịu trách nhiệm giúp Ủy ban Thường vụ trong công tác hoạt động. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có 3 cơ quan trực thuộc đó là:

  • Ban Công tác đại biểu
  • Ban Dân nguyện
  • Viện Nghiên cứu lập pháp

Các thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam – Cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam khóa XV

Một số cơ quan khác được Quốc hội thành lập nhưng hoạt động độc lập và chịu sự giám sát của Quốc hội  gồm:

  • Kiểm toán Nhà nước: Chính là cơ quan thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản công giúp tài chính Nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.
  • Hội đồng bầu cử Quốc gia: Là cơ quan có vị trí và vai trò quan trọng trong những cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội; thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

3. Đại biểu Quốc hội

Căn cứ theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, tổng số đại biểu Quốc hội không được vượt quá 500 người bao gồm cả đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội được bầu ra từ các tỉnh, thành phố,…

Đoàn đại biểu Quốc hội chính là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu ra ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc do được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tổ chức để đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội đúng theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức hoạt động giám sát Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương.

Nguyên tắc hoạt động của Quốc hội như thế nào?

Xuất phát từ vị trí, tính chất và chức năng của mình, tổ chức và hoạt động của Quốc hội tuân theo những quy tắc đặc thù dưới đây:

Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị, quyết định theo đa số đại biểu

  • Quốc hội sẽ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
  • Hiệu quả hoạt động của Quốc hội sẽ được đảm bảo bằng hiệu quả của những kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội và của đại biểu Quốc hội; cũng như hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ cùng các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan – tổ chức khác.

Hoạt động của Quốc hội

Kỳ họp được xem là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Đây là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất các quyền lực Nhà nước của cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất; cũng là nơi thể hiện trí tuệ tập thể của đại biểu Quốc hội.

Tại kỳ họp, Quốc hội phải thực hiện đầy đủ các chức năng lập hiến, lập pháp, thảo luận dân chủ và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của những cơ quan Nhà nước. 

1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội

Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm, được tính kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó cho đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.

Thời gian cho nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm

Trong trường hợp đặc biệt, nếu như được ít nhất  tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội sẽ quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình dựa theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên việc kéo dài nhiệm kỳ của 1 khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

2. Thời gian diễn ra kỳ họp thường lệ của Quốc hội

Quốc hội sẽ họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội triệu tập. Đồng thời, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình, hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất ⅓ tổng số Đại biểu Quốc hội yêu cầu.

Đối tượng tham gia phiên họp Quốc hội rất đa dạng

Các kỳ họp của Quốc hội đều công khai, có một số sẽ được truyền hình trực tiếp để phát sóng toàn quốc và ra nước ngoài. Đồng thời, Quốc hội cũng có thể tiến hành họp kín theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất ⅓  tổng số đại biểu Quốc hội. Trong đó, thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội; còn đại diện của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang hoặc cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.

Quốc hội được bầu bởi ai?

Theo quy định của Hiến pháp, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân và nhân dân chính là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Nói cách khác, Quốc hội là do nhân dân bầu ra và nhân dân là người có quyền bầu ra Quốc hội.

Nhân dân – Người có quyền bầu ra Quốc hội

Tính đại diện cao nhất của Quốc hội Việt Nam được thể hiện trên phương diện do toàn dân bầu ra như sau:

  • Quốc hội do toàn dân bầu ra dựa trên những nguyên tắc đã được Hiến pháp quy định gồm phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội là do cử tri trực tiếp bầu ra cho nhiệm kỳ 5 năm. Hệ thống bầu cử ở đây sẽ không áp dụng chế độ đại cử tri hoặc chế độ đại diện theo những cơ cấu chính trị – xã hội như ở nhiều quốc gia khác.
  • Quốc hội có cơ cấu thành phần phản ánh cho sự đoàn kết rộng rãi giữa các giai cấp, tầng lớp và dân tộc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ “Các đại biểu trong Quốc hội không phải đại diện cho 1 đảng phái nào, mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam”; “Quốc hội là tổ chức tiêu biểu cho ý chí thống nhất của dân tộc ta, là ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi”;…
  • Quốc hội Việt Nam gồm những đại biểu là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân trên cả nước.

Theo quy định công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên sẽ có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên thì có quyền ứng cử vào Quốc hội. Tuy nhiên, với một số trường hợp dưới đây thì người dân không được thực hiện quyền bầu cử:

Một vài trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử Quốc hội

  • Công dân chưa đủ 18 tuổi.
  • Công dân bị mất đi năng lực hành vi dân sự.
  • Công dân bị tước quyền bầu cử theo bản án; quyết định của toà án và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Công dân bị kết án tử hình và đang trong thời gian chờ để thi hành án.
  • Công dân đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù và không được hưởng án treo.

Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam là ai?

Chủ tịch Quốc hội chính là người đứng đầu cơ quan lập pháp Quốc hội Việt Nam và người đứng đầu trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội – Cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra từ những Đại biểu Quốc hội trong kỳ họp đầu tiên của một nhiệm kỳ Quốc hội. Từ tháng 3 năm 2021 cho đến nay, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là ông Vương Đình Huệ.

Đồng chí Vương Đình Huệ – Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ ngày 31/03/2021 đến hiện nay

Chủ tịch Quốc hội sẽ không được đồng thời là thành viên của Chính phủ, và là người chủ tọa các phiên họp của Quốc hội bao gồm ký chứng thực Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội; tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ đối ngoại của Quốc hội và giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội. Đặc biệt, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch Quốc hội.

Dưới Chủ tịch Quốc hội là các Phó Chủ tịch Quốc hội, số lượng Phó Chủ tịch Quốc hội gồm 4 người. Tại Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 có 4 Phó Chủ tịch là:

  • Trần Thanh Mẫn
  • Trần Quang Phương
  • Nguyễn Khắc Định
  • Nguyễn Đức Hải

Theo đó, quyền hạn và uy tín của Chủ tịch Quốc hội bị thay đổi trong suốt những năm qua; điển hình nhất đó là 2 Chủ tịch Quốc hội đầu tiên là Nguyễn Văn Tố và Bùi Bằng Đoàn đều không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi Chủ tịch Quốc hội thứ 4 là Trường Chinh lại được cho là người quyền lực thứ 2 trong Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kể từ khi ra đời cho đến hiện nay, Quốc hội đã trải qua 15 khoá làm việc với 13 đời Chủ tịch Quốc hội. Trong số các đời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân chính là nữ chính khách Việt Nam đầu tiên và duy nhất nắm giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XI.

Bà Phạm Thị Kim Ngân –  Nữ Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đầu tiên cho đến nay

Để được vào danh sách ứng cử Chủ tịch Quốc hội, một đại biểu cần phải đảm bảo tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Cụ thể:

  • Hiểu biết sâu sắc về pháp luật Việt Nam, pháp luật và những thông lệ quốc tế.
  • Có kinh nghiệm cũng như hoàn thành xuất sắc chức vụ Bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành ở Trung ương.
  • Phải tham gia vào Bộ Chính trị từ đúng một nhiệm kỳ trở lên.

Trên đây là nội dung tổng hợp để trả lời cho câu hỏi Quốc hội là gì. Mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam.

Xem thêm:: Tổng hợp những lời dạy của Bác đối với thanh niên Việt Nam

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →