Cách bố trí phong thủy nhà vệ sinh và những điều cần tránh

Phong thủy nhà vệ sinh là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra không gian sống thoải mái và hài hòa. Theo quan điểm phong thủy, nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt, chứa nhiều chất thải ô uế và nguồn năng lượng tiêu cực. Theo đó, nhà vệ sinh cần phải được bố trí hợp lý và đúng phong thủy để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc cũng như sự hưng thịnh của gia chủ. 

Tại sao phải quan tâm đến phong thủy nhà vệ sinh?

Có nhiều gia đình quan niệm rằng khi xây nhà chỉ cần chú ý đến phong thủy phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp. Còn nhà vệ sinh chỉ là không gian phụ không quá quan trọng nên đặt đâu cũng được, không nhất thiết phải theo phong thủy. Tuy nhiên đây là quan niệm hết sức sai lầm, việc bố trí nhà vệ sinh như vậy không chỉ phản khoa học mà còn gây nên nhiều tác động xấu.

Phong thủy nhà vệ sinh đóng vai trò quan trọng đối với đời sống gia đình
Phong thủy nhà vệ sinh đóng vai trò quan trọng đối với đời sống gia đình

Trong phong thuỷ về kiến trúc, những công trình phụ như nhà vệ sinh luôn là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tài vận của gia chủ. Do đó mà việc tìm hiểu về cách đặt nhà vệ sinh theo phong thuỷ luôn được cân nhắc nhiều trong xây dựng. Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến sức khỏe, tài lộc, tránh tai ương thì hãy chú ý đến phong thủy nhà vệ sinh và bố trí sao cho phù hợp và tốt nhất.

Nhà vệ sinh là khu vực thường xuyên được sử dụng, tích tụ nhiều vi khuẩn và chứa đựng năng lượng xấu. Nếu không được bố trí phù hợp sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến vận mệnh của gia chủ. Với phong thủy nhà vệ sinh đúng sẽ tạo ra không gian sạch sẽ, thoáng mát và tươi mới. Đồng thời còn giúp tăng cường năng lượng tích cực, làm giảm áp lực, tạo cảm giác thư giãn cho người sử dụng.

Bố trí phong thủy nhà vệ sinh sao cho đúng?

Phong thủy nhà vệ sinh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự hưng thịnh của một gia đình. Nếu các bạn đang phân vân không biết nên bố trí nhà vệ sinh như thế nào cho đúng phong thủy, hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé! 

Bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy sẽ mang đến sức khỏe, may mắn cho gia chủ
Bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy sẽ mang đến sức khỏe, may mắn cho gia chủ

Xác định hướng đặt nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi giải quyết các vấn đề sinh lý nên có nhiều uế khí và mùi hôi khó chịu nhất trong nhà. Vì thế, nên đặt nhà vệ sinh ở một hướng thích hợp để ngăn chặn các tạp chất dơ bẩn từ nhà vệ sinh tràn qua các không gian khác. Điều này vừa đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, vừa không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. 

Vậy nên xây phòng vệ sinh ở đâu, thiết kế như thế nào để tránh các khí xấu? Theo phong thủy, cách tính hướng nhà vệ sinh thường thường theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”. Nhà vệ sinh nên đặt ở hướng xấu để nhìn về hướng tốt. Tránh đặt vào hướng cát tường như sanh khí, phước đức, phục vị và thiên y sẽ không tốt cho gia mạng, sức khỏe và sự may mắn. 

Theo phong thủy, nhà vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu để nhìn về hướng tốt
Theo phong thủy, nhà vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu để nhìn về hướng tốt

Để cho nhà vệ sinh phong thủy át được những điều không tốt, gia chủ nên đặt ở hướng Tây Bắc và hướng Đông. Hướng đặt phong thủy nhà vệ sinh nên tránh những điều kiêng kỵ sau đây:

  • Không nên đặt ở hướng Tây Nam và Đông Bắc, đây là hai hướng Thổ mà nhà vệ sinh là Thủy nên sẽ xung khắc với nhau. 
  • Tránh đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam vì đây là hướng có hỏa khí nặng.
  • Không đặt cửa nhà vệ sinh về phía Đông Nam, theo quan niệm dân gian hướng này sẽ ảnh hưởng đến sự giàu có, gây ra tổn thất tài chính, giảm khả năng tiết kiệm.
  • Vị trí đặt nhà vệ sinh nên tránh khu vực trung tâm (giữa nhà). Nếu đặt nhà vệ sinh ở trung tâm sẽ phát tán khí uế ra toàn bộ căn nhà, ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe.
  • Không nên đặt nhà vệ sinh đối diện trực tiếp với cửa chính, phòng bếp và phòng ngủ, vì sẽ làm tài vận gia chủ suy kiệt.

Diện tích thiết kế nhà vệ sinh tiêu chuẩn 

Diện tích hay kích thước nhà vệ sinh luôn là yếu tố cần được quan tâm trong kiến tạo không gian. Bởi một nhà vệ sinh có kích thước hợp lý sẽ mang đến cho người dùng sự thoải mái khi sử dụng và hạn chế khí xấu lan tỏa ra các không gian khác nhau trong ngôi nhà. Vậy nên thiết kế phòng vệ sinh với diện tích bao nhiêu là hợp lý nhất? 

Bố cục và diện tích nhà vệ sinh cũng cần được tính toán kỹ lưỡng
Bố cục và diện tích nhà vệ sinh cũng cần được tính toán kỹ lưỡng
  • Diện tích nhà vệ sinh nhỏ (2.5m² – 3m²): Kích thước này sẽ phù hợp với những nhà vệ sinh ở dưới chân cầu thang và cuối nhà. Những mẫu phòng vệ sinh nhỏ như thế này chỉ đủ để bố trí các vật dụng cơ bản như bồn cầu, bồn rửa, vòi sen.
  • Diện tích nhà vệ sinh vừa (4m² – 6m²): Ngoài các vật dụng cơ bản như bồn cầu, chậu rửa vòi sen thì với nhà vệ sinh vừa các bạn có thể lắp đặt thêm các vật dụng khác như kệ tủ nhỏ, bồn tiểu cho nam.
  • Diện tích nhà vệ sinh lớn (trên 10m²): Với diện tích này sẽ thuận tiện cho việc lắp đặt thêm nhiều tiện ích khác giúp mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất. 

Cách bài trí cho không gian nhà vệ sinh 

Bên cạnh không gian phòng ngủ, phòng khách và nhà bếp thì phong thủy nhà vệ sinh cũng được chú trọng. Để có một không gian nhà vệ sinh đẹp thì việc sắp xếp, lắp đặt thiết bị và vật dụng cũng cần được quan tâm. 

Các thiết bị vệ sinh nên lắp đặt theo quy chuẩn
Các thiết bị vệ sinh nên lắp đặt theo quy chuẩn
  • Các thiết bị nhà vệ sinh như bồn tắm, bồn rửa tay, bồn cầu được lắp đặt trong phòng vệ sinh nên lắp đặt theo quy chuẩn. Bồn tắm cách bồn rửa tay là 76cm, bồn rửa tay đến bồn cầu là 38cm. Bồn cầu cách bồn tắm khoảng 38cm, từ bồn cầu đến tường là 53cm. 
  • Luôn giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng. Cửa sổ và quạt thông gió phải được mở thường xuyên mở để hút mùi, đón không khí trong lành. 
  • Màu sắc là yếu tố quan trọng đối với không gian phong thủy nhà tắm, nhà vệ sinh. Lời khuyên là bạn nên sử dụng hai tông màu trắng và màu lam để tạo cảm giác yên tĩnh, thoáng đãng và sạch sẽ cho nhà vệ sinh. 
  • Đối với đèn chiếu sáng, đèn trang trí trong nhà vệ sinh, nên ưu tiên chọn các sản phẩm có ánh sáng gần giống với ánh sáng tự nhiên. Điều này sẽ giúp cho người dùng cảm thấy dễ chịu và an toàn khi sử dụng.
  • Nên đặt chậu cây nhỏ trong phòng như: cây lưỡi hổ, cây nha đam, cây dây nhện, cây lan ý… để không gian nhà vệ sinh đẹp mắt hơn. Vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa giúp điều hòa không khí trong lành. 
Đặt cây nhỏ trong phòng vệ sinh giúp điều hòa không khí 
Đặt cây nhỏ trong phòng vệ sinh giúp điều hòa không khí
  • Nền nhà vệ sinh nên được thiết kế có độ dốc để dễ đảm bảo nước thoát nhanh hơn. Nên lựa chọn các loại vật liệu lót sàn ít trơn và dễ làm sạch. 
  • Bạn cũng cần để một chiếc thảm để trước cửa nhà vệ sinh để lau khô chân, tránh trơn trượt. Bên cạnh đó sử dụng thảm cũng sẽ đảm bảo vệ sinh khi bạn bước ra khỏi toilet.
  • Gương là vật phẩm trang trí đẹp và có tác dụng phong thủy rất tốt. Tuy nhiên không nên chọn loại gương quá bé, nên chọn những chiếc gương lớn để đem lại cảm giác rộng rãi và phản xạ khí bẩn tốt hơn. 

Kích thước cửa cho nhà vệ sinh 

Nhà vệ sinh là môi trường thường xuyên tiếp xúc với ẩm ướt và các hóa chất tẩy rửa. Chính vì thế việc lựa chọn cửa nhà cho vệ sinh rất quan trọng để đảm bảo độ bền, tính năng cũng như tính thẩm mỹ. Khi chọn cửa không chỉ quan tâm về chất lượng mà cần xem xét về kích thước để đảm bảo độ an toàn, hài hòa. 

Cần xem xét về kích thước cửa nhà vệ sinh để đảm bảo độ an toàn, hài hòa
Cần xem xét về kích thước cửa nhà vệ sinh để đảm bảo độ an toàn, hài hòa

Kích thước cửa nhà vệ sinh phong thủy phổ biến có 2 dạng chính được sử dụng nhiều nhất. Tùy thuộc vào điều kiện tài chính cũng như diện tích, chiều cao phòng vệ sinh mà bạn cân nhắc lựa chọn kích thước sao cho phù hợp nhất!

  • Kích thước cửa nhỏ nhà vệ sinh là 69cm x 198 cm: Chiều rộng 69cm x chiều cao 198cm.
  • Kích thước cửa lớn nhà vệ sinh là 81cm x 214 cm: Chiều rộng 81cm x chiều cao 214cm.

Bên cạnh đó, nhà vệ sinh cũng cần thoáng khí nên phải lắp đặt thêm cửa sổ nhỏ (cửa thông khí). Cửa sổ nhà vệ sinh theo phong thủy cũng rất được chú trọng có tác dụng mở và đón gió, đón nguồn ánh sáng tự nhiên. Nhà vệ sinh nên sử dụng các loại cửa sổ hình vuông và hình chữ nhật với các kích thước như sau:

  • Chiều cao cửa sổ: 0.62m, 0.665m, 0.675m, 0.695m
  • Chiều rộng cửa sổ: 0.47m, 0.59m, 0.61m, 0.62m, 0.665m

Thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ có hợp phong thủy không?

Có nên làm nhà vệ sinh trong phòng ngủ không là thắc mắc của nhiều người. Nếu xét về phong thủy, việc làm phòng ngủ có nhà vệ sinh đòi hỏi sự tính toán cẩn trọng vì hai không gian này tồn tại nhiều yếu tố xung khắc nhau. Việc có nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ đáp ứng nhu cầu cá nhân khi cần thiết, thế nhưng phòng ngủ là nơi thư giãn cần đảm bảo sự yên tĩnh, sạch sẽ.

Phòng ngủ có nhà vệ sinh có hợp phong thủy không?
Phòng ngủ có nhà vệ sinh có hợp phong thủy không?

Ưu – nhược điểm khi làm phòng ngủ có nhà vệ sinh

Xét về sự thuận tiện, nhà vệ sinh đặt trong phòng ngủ sẽ giúp việc sinh hoạt trong gia đình được tiện lợi hơn. Có thể sử dụng nhà vệ sinh ngay khi có nhu cầu mà không phải di chuyển quá xa. Thứ hai, nhà vệ sinh đặt ở trong phòng ngủ sẽ tạo không gian riêng tư. Đặc biệt đối với các bạn nữ hoặc phòng ngủ vợ chồng, các thành viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, xét về phong thủy thì thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ không tốt cho tài vận của chủ nhà. Nhà vệ sinh tượng trưng cho Thủy, là nơi thải ra nước bẩn, không tốt cho không gian nghỉ ngơi như phòng ngủ. Thêm vào đó, nhà WC là khu vực ẩm thấp, chức nhiều hơi nước nên khiến giường nệm, chăn gối, đồ dùng phòng ngủ dễ sinh ra nấm mốc, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Theo phong thủy, đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ không tốt 
Theo phong thủy, đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ không tốt

Cách hóa giải khi đặt nhà vệ sinh ở trong phòng ngủ

Dù biết là không tốt cho phong thủy, nhưng trong một số trường hợp bạn không thể làm khác hơn đối với phòng ngủ có sẵn nhà vệ sinh. Ví dụ như phòng trọ quá nhỏ, hoặc khi thuê nhà đã có sẵn thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ, xây dựng xong mới biết điều đó cần kiêng kỵ,… Đối với trường hợp này, các bạn có thể hóa giải theo các hướng dẫn sau đây: 

  • Yêu cầu đầu tiên là phải luôn giữ nhà vệ sinh luôn khô thoáng, sạch sẽ, không để quần áo bẩn quá lâu trong nhà vệ sinh sẽ gây mùi khó chịu. 
  • Để khử mùi nhà vệ sinh, bạn có thể đốt tinh dầu, đốt đèn cầy trong quả khóm, cho thêm lá dứa, cây sả để nhà vệ sinh có hương thơm tự nhiên.
  • Chỉ nên mở cửa phòng WC khi có nhu cầu sử dụng. Sau đó cần đóng nắp bồn cầu, đóng cửa toilet để hạn chế mùi và hơi ẩm bay vào phòng.
  • Trồng thêm vài chậu cây trong WC để hút hết năng xấu. Lưu ý không trồng quá nhiều cây, đặc biệt là trong không gian phòng ngủ kín.
  • Đặt đá thạch anh trong nhà vệ sinh để trấn áp và hóa giải phong thủy mang lại cho gia chủ may mắn và thịnh vượng.
  • Không để cửa nhà vệ sinh đối diện với giường ngủ, không kê đầu giường sát tường nhà vệ sinh. 
  • Nền toilet không được cao hơn phòng ngủ, bởi theo phong thủy nước sẽ chảy từ nơi cao xuống nơi thấp. Thiết kế nhà vệ sinh như vậy dễ khiến chủ nhà vướng phải các căn bệnh về đường tiết niệu.
Không kê đầu giường ngủ sát với tường nhà vệ sinh
Không kê đầu giường ngủ sát với tường nhà vệ sinh

Một số điều cần tránh trong phong thủy nhà vệ sinh 

Để không làm ảnh hưởng đến phong thủy nhà vệ sinh, chúng ta cần lưu ý những điều cấm kỵ sau đây. 

  • Không đặt nhà vệ sinh tầng lầu ở trên phòng ngủ tầng dưới bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ giảm sút, sẽ mắc bệnh về hệ tiêu hóa.
  • Không để nước rò rỉ trong nhà vệ sinh vì theo dân gian điều này sẽ khiến cho tài lộc của gia đình thất thoát ra ngoài.
  • Tránh đặt bồn cầu cùng hướng nhà vì như thế sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe vận may của gia chủ. 
  • Cửa nhà vệ sinh không nên đối diện với cửa lớn của nhà, như vậy sẽ ảnh hưởng đường dẫn khí vào nhà, gây mất thẩm mỹ. 
  • Bếp và nhà vệ sinh nên tránh đối diện nhau bởi bếp là nơi đun nấu, chế biến thức ăn đồ uống, còn nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Nên cửa đối diện nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra bếp tượng trưng cho hành Hỏa, còn nhà vệ sinh tượng trưng cho hành Thủy, khắc nhau trong ngũ hành. 
Bếp và phòng vệ sinh không nên đặt đối diện nhau
Bếp và phòng vệ sinh không nên đặt đối diện nhau
  • Cửa chính hay cửa sổ nhà vệ sinh không đặt đối diện với cửa phòng ngủ, làm như vậy sẽ làm người ngủ không an giấc.
  • Vị trí nhà vệ sinh nên đặt cuối hướng gió và phải kín đáo nhưng dễ tìm. Nếu nhà bạn có hành lang dài nên cho nhà vệ sinh ở gần bên cạnh hành lang, không nên để cuối hành lang. Bởi nếu để hành lang xông thẳng vào nhà vệ sinh là không tốt, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chủ nhà. 
  • Nhà vệ sinh không nên đối diện với cầu thang lên hoặc xuống, hai vị trí này đều không tốt cho vận khí của gia đình. Đối diện cầu thang đi lên làm khí tích tụ lại trong nhà vệ sinh, còn đối diện cầu thang đi xuống sẽ làm khí hôi trút xuống phía dưới.
  • Kỵ nhà tắm kín, không có cửa sổ hay chỗ thông khí bởi độ ẩm trong nhà tắm lớn, nếu như vậy làm khí bị ứ đọng, khó lưu thông.
  • Tối kỵ để các đồ vật có kết cấu sắc nhọn trong toilet vì không gian nhà vệ sinh nhỏ dễ va chạm. Đồng thời là nơi sinh hoạt cá nhân nên da thịt sẽ thường lộ ra ngoài, dễ bị tổn thương. 
  • Không sơn nhà vệ sinh màu đỏ tươi dễ gây ra cảm giác nóng bức, chật chội khi bước vào. Màu tím đậm lại gây cảm giác u uất nặng nề, màu đen làm tăng âm khí.
  • Gương trong nhà vệ sinh không nên chiếu thẳng vào các thiết bị vệ sinh, đặc biệt là bồn cầu. Cũng không nên chiếu thẳng vào người sử dụng (khi đang tắm, đang tiểu tiện) vì sẽ dễ tạo ảo ảnh, không thoải mái. 
Không nên để gương chiếu thẳng vào thiết bị vệ sinh
Không nên để gương chiếu thẳng vào thiết bị vệ sinh

Trên đây là cách bố trí phong thủy nhà vệ sinh và những điều cần tránh. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp các bạn bố trí nhà vệ sinh vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ, lại vừa hợp phong thủy. Bên cạnh đó cũng đem đến những sự đồng bộ trong thiết kế nhà vệ sinh với các không gian khác trong căn nhà.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →