[GIẢI ĐÁP]: Phong thủy nhà chữ L có tốt không?

Hiện nay, xây dựng nhà ở không chỉ đòi hỏi thiết kế đẹp mắt, hiện đại mà còn cần đảm bảo giá trị về thẩm mỹ, công năng và yếu tố phong thủy. Bên cạnh các mẫu nhà dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình chữ U, hình chữ T thì nhà hình chữ L cũng khá phổ biến hiện nay. Vậy phong thủy nhà chữ L có tốt không? Các thông tin bên dưới bài viết hôm nay sẽ giúp giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc! 

Đặc điểm của nhà chữ L

Nhà chữ L là kiểu nhà khuyết góc, cấu trúc độc đáo khi nhiều hơn 4 cạnh tạo thành đường gấp khúc. Kiểu nhà chữ L thường có chiều ngang hẹp, chiều dài sâu. Một số nhà chữ L phổ biến nhất là biệt thự một tầng chữ L, biệt thự 2 tầng chữ L, nhà cấp bốn chữ L,…

Đặc điểm thiết kế ngôi nhà kiểu chữ L 
Đặc điểm thiết kế ngôi nhà kiểu chữ L

Việc thiết kế ngôi nhà kiểu chữ L mang đến một số lợi ích dưới đây:

  • Khắc phục những điểm yếu của mảnh đất xây dựng nhỏ, hẹp; giúp tiết kiệm được tối đa không gian và diện tích xây dựng.
  • Tạo khuôn viên cho ngôi nhà; bởi với phần đất thừa sau khi xây xong nhà thì bạn có thể xây dựng bãi đỗ xe, khu vui chơi cho trẻ hoặc làm thành mảnh vườn nhỏ.
  • Giúp phân bố các phòng hợp lý và tách biệt hơn so với những kiểu nhà hình chữ nhật, nhưng vẫn tạo được sự thống nhất chung. Vậy nên nếu bạn là người thích sự riêng tư thì nên chọn kiểu nhà này.

Phong thủy nhà chữ L tốt hay xấu?

Để trả lời cho câu hỏi phong thủy nhà chữ L tốt hay xấu, chúng ta tìm hiểu các quan niệm về phong thủy và thiết kế. Cụ thể:

1. Dựa trên góc nhìn phong thủy

Theo góc nhìn phong thủy, người ta quan niệm nhà hình chữ nhật và hình vuông là hợp phong thủy nhất. Bởi, đó là những hình dáng cân đối, là biểu tượng của Trái Đất; mà Trái Đất thì có tính thâu tóm, nâng đỡ và cấp dưỡng tốt. Trong khi đó, nhà hình chữ L lại bị khuyết một góc; dáng giống con dao phay và vị trí đại hung thì nằm ở vị trí “lưỡi dao” nên được xem là không có lợi với gia đình. 

Bên cạnh đó, theo đồ hình Bát quái trong Phong Thủy Bát Trạch chia nhà thành 8 phương vị khác nhau. Vậy nên ngôi nhà bị khuyết thiếu hướng nào trên đó sẽ mang đến ảnh hưởng xấu cho gia chủ. Chẳng hạn:

Đồ hình Bát quái trong Phong Thủy Bát Trạch
Đồ hình Bát quái trong Phong Thủy Bát Trạch
  • Nhà khuyết góc Tây Bắc: Kém về may mắn; ảnh hưởng xấu đến gia chủ nam.
  • Nhà khuyết góc phía Bắc: Trắc trở đường công danh, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến con trai giữa.
  • Nhà khuyết góc Đông Nam: Tài lộc trắc trở.
  • Nhà khuyết góc Đông Bắc: Công việc làm ăn không suôn sẻ, ảnh hưởng xấu đến con trai út.
  • Nhà khuyết góc Tây Nam: Đường hôn nhân, con cái không tốt; đặc biệt ảnh hưởng xấu đến gia chủ nữ. 
  • Nhà khuyết góc Tây: Gây ảnh hưởng xấu đến người con gái út.
  • Nhà khuyết góc Đông: Gây ảnh hưởng xấu đến người con trai cả.
  • Nhà khuyết góc Nam: Gây ảnh hưởng xấu đến người con gái thứ.

2. Dựa trên góc nhìn khoa học thiết kế

Theo khoa học thiết kế, những ngôi nhà hẹp và gấp khúc (hình chữ L) thường trong tình trạng ẩm thấp, thiếu ánh sáng và cản trở các dòng chảy năng lượng. Đặc biệt, nhà hình chữ L có mặt tiền hướng về phía Bắc rất dễ mang đến cảm giác u ám, thiếu sinh khí làm ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của người ở. 

⇒ Do đó, có thể nhận thấy xem xét trên cả 2 phương diện phong thủy và thiết kế thì nhà kiểu chữ L đều có đặc điểm không tốt. 

Những lưu ý về vị trí “phạm” trong phong thủy nhà chữ L thường gặp

Nhà chữ L là một kiểu nhà cho thấy sự thiếu sót và mất cân bằng. Vậy nên khi vẫn quyết định xây nhà chữ L thì gia chủ cần lưu ý về một số vị trí “nhạy cảm” dưới đây:

Những vị trí kiêng kỵ, cần lưu ý trong phong thủy nhà chữ L t
Những vị trí kiêng kỵ, cần lưu ý trong phong thủy nhà chữ L t
  • Vị trí đặt phòng trẻ nhỏ: Theo các chuyên gia phong thủy, nếu đặt phỏng trẻ nhỏ ở vị trí “lưỡi dao” trong nhà chữ L thì sẽ khiến cho trẻ dễ bị cảm thấy cô lập hoặc tinh nghịch với các chiêu trò không ai phát hiện ra. Từ đó gây ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho trẻ.
  • Vị trí cửa trước: Vị trí cửa trước trong nhà hình chữ L có thể gây ra ảnh hưởng không tốt về hôn nhân. Cụ thể, nếu phòng ngủ của vợ chồng nằm ở vị trí cánh trên của chữ L, phía trên của ra vào tức phần “lưỡi dao” thì vợ hoặc chồng sẽ thường xuyên vắng nhà; xảy ra cãi vã hay mâu thuẫn trong hôn nhân. 
  • Nhà chữ L hình chiếc ủng, hình búa: Đây là một số biến thể của nhà hình chữ L được thiết kế do sở thích, yêu cầu của gia chủ hoặc do đặc điểm của mảnh đất. Tuy nhiên, các biến thể nhà này lại khiến cho phong thủy thêm xấu hơn. Theo đó, trường hợp này thì bạn tuyệt đối không nên sắp đặt bàn làm việc, bếp lò hoặc giường ngủ ở khu vực lưỡi búa. Đặc biệt, khi ngôi nhà có dạng chiếc búa dựng đứng với tòa cao thì nên ở phần bên trong tháp (gọi là cán búa) và tránh ở phần lưỡi búa.

Xem thêm::
Tổng hợp những bí quyết tạo phong thủy tốt cho ngôi nhà
Tìm hiểu về phong thủy âm trạch

Gợi ý các cách hóa giải phong thủy nhà chữ L

Thực tế thì vẫn không thể chắc chắn nhà chữ L đối với trường hợp nào cũng không mang lại may mắn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” để có thể an tâm, bình ổn hơn trong cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là một số cách khắc chế tính xấu của nhà chữ L mà bạn có thể tham khảo:

1. Bố trí bồn hoa, cây cảnh khi xây nhà chữ L 

Đây là cách hóa giải đơn giản nhất cho mọi trường hợp về phong thủy, chứ không riêng đối với phong thủy nhà chữ L. 

Bố trí cây xanh, bồn hoa 
Bố trí cây xanh, bồn hoa

Theo phong thủy kiến trúc, núi lớn cần được phủ đầy cây xanh; sinh thái tự nhiên thiên sơn quan thanh thùy tú là bộ phận tố thành hữu cơ của phong thủy kiến trúc. Hãy trồng hoặc đặt chậu cây, bồn hoa kích thước lớn tương đối hợp mệnh gia chủ vào vị trí góc vuông bị khuyết để lấy lại sự cân bằng và vuông vắn cho ngôi nhà. Cách này vừa giúp duy trì sinh khí mà vừa tạo ra không gian sống thoáng đãng, tươi mát.

2. Dùng gương để hóa giải khí xấu

Gương sử dụng trong nhà sẽ phản chiếu phần ngược lại của ngôi tạo ra một cảm giác “vuông vắn” hơn. Một nguyên tắc chung đó chính là khuyết góc nào thì đặt một chiếc gương soi phẳng tường áp sát góc khuyết sao cho ảnh của không gian trước gương được dẫn ra sau gương để có thể bù đắp góc khuyết. Ngoài ra, một số vị trí khác thường để treo gương gồm:

Lắp gương bên trong nhà chữ L
Lắp gương bên trong nhà chữ L
  • Treo gương ở trên tường chiếu cửa ra vào để phản chiếu lưng cửa trên bức tường.
  • Treo gương đối diện với cửa phòng ngủ, nhà bếp và phòng ăn.
  • Treo gương lên vách tường ở ngoài cánh chữ L.

3. Hóa giải dựa vào kết cấu ngôi nhà chữ L

Mỗi mảnh đất xây sẽ có kết cấu riêng, việc bố trí cần được tính toán đảm bảo phù hợp nhất. Vì lỗi lớn nhất cần phải tránh khi xây dựng kiểu nhà chữ L đó là bị nhô ra quá cao. Đây là điều cấm kỵ trong phong thủy tạo cảm giác cản trở, khó chịu khi phải đi lòng vòng thì mới đến được cửa chính.

Hóa giải phong thủy xấu dựa vào kết cấu nhà chữ L
Hóa giải phong thủy xấu dựa vào kết cấu nhà chữ L

Khi lỡ phạm phải điều này thì hãy hóa giải bằng cách đặt một chiếc đèn pha chiếu tới cửa để tạo sự cân bằng cho ngôi nhà. Ngoài ra, có một cách tốn kém hơn là tạo lối đi bằng đá, gạch hoặc từ đường đi vào như hình chữ V (biểu tượng của hy vọng, may mắn và cơ hội). 

4. Hóa giải theo thiết kế khi thi công nhà chữ L 

Dù thiết kế nhà ở hình dạng nào cũng cần phải tập trung vào công năng đầu tiên. 

  • Dù là phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh,… thì cũng đều phải có cửa sổ hoặc cửa thông gió ở các hướng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Hệ thống các cửa gồm cửa chính, cửa phụ, cửa sổ,… phải được thiết kế bổ trợ cho nhau để gió và ánh sáng tự nhiên có thể được phân bố đồng đều khắp không gian nhà.
Hóa giải thông qua thiết kế khi thi công nhà chữ L
Hóa giải thông qua thiết kế khi thi công nhà chữ L
  • Đối với nhà chữ L hướng Bắc nhất định phải có ít nhất một hoặc vài cửa sổ ở hướng Nam.
  • Trường hợp không bố trí được cửa sổ, thông gió thì phải thiết kế hệ thống lưu thông gió bằng giếng trời hay khe thoáng từ trên cao hút xuống.

5. Hóa giải bằng cách bài trí nội thất trong nhà chữ L

Thay đổi nội thất ở bên trong ngôi nhà cũng là một giải pháp hợp lý và tối ưu giúp hóa giải phong thủy nhà chữ L:

  • Thông thường với nhà chữ L phòng khách thường có hình chữ nhật dài nên cần phân chia không gian này thành 2 khối vuông để các dòng năng lượng di chuyển được dễ dàng hơn.
Bài trí nội thất trong nhà chữ L
Bài trí nội thất trong nhà chữ L
  • Sử dụng tủ đứng, kệ trang trí nội thất thấp dưới 1m hoặc vách gỗ áp sát trần để cho dù thực hiện phân chia thành 2 không gian thì không khí, ánh sáng vẫn lưu thông cho nhau. 
  • Nên đặt chậu hoa, cây cảnh lên ở trên tủ đứng hoặc kệ trang trí thấp để vừa giúp không gian thêm tươi mát và vừa hạn chế nguy hiểm với trẻ nhỏ tinh nghịch.
  • Tuyệt đối không trang bị tủ đứng, kệ trang trí quá cao hay vách gỗ liền khối sẽ làm phản tác dụng; khiến cho căn nhà đã u ám, bí bách lại càng thêm tệ hơn. 

Câu hỏi mở rộng: Ngôi nhà có cổng hình chữ L có tốt không?

Như đã nói ở trên, hình tượng chữ L giống như lưỡi liềm, lưỡi hái và theo tướng pháp về mặt phong thủy là điểm tích xấu, hình tượng xấu. 

Ngôi nhà có cổng hình chữ L mang những điềm xấu
Ngôi nhà có cổng hình chữ L mang những điềm xấu

Vậy nên nhà có cổng hình chữ L có hình tượng không cân đối, vì có cột chống ở bên trái nhưng khuyết cột chống ở bên phải hoặc có cột chống bên phải nhưng khuyết cột chống bên trái. Hiểu theo nghĩa phong thủy tức là có cột bên Thanh Long nhưng thiếu cột bên Bạch Hổ hoặc có cột bên Bạch Hổ nhưng thiếu cột bên Thanh Long. Những ngôi nhà có cổng kiểu như trên thì hay gặp tai họa, tai ương. 

Như vậy, nội dung bài viết hôm nay chúng tôi đã giải đáp đến bạn các vấn đề xoay quanh phong thủy nhà chữ L. Mong rằng đã hữu ích với bạn đọc trong việc tạo dựng không gian sống tiện nghi, tốt nhất cho gia đình mình!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →