Chi tiết về cấu tạo tháp giải nhiệt nước bạn nên biết

Hiểu rõ về cấu tạo tháp giải nhiệt giúp người dùng vận hành thiết bị đúng cách và đạt hiệu quả hơn. Dưới đây là thông tin chi tiết về cấu tạo của thiết bị làm mát này, hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn đọc!

Tháp giải nhiệt hay còn gọi là tháp làm mát, tháp hạ nhiệt, tháp giải nhiệt công nghiệp,… Thiết bị này hoạt động theo nguyên lý trích nhiệt từ nước và thải hơi nóng ra môi trường bên ngoài. Kết quả là tạo ra nguồn nước mát và chuyển tới các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà lớn,… để giải nhiệt cho máy móc, thiết bị hoặc dùng để hạ nhiệt cho hệ thống điều hòa, làm mát khu văn phòng,… 

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt
Bản vẽ cad tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt nước gồm có nhiều bộ phận khác nhau. Trong đó, cấu tạo tháp giải nhiệt cơ bản gồm các thành phần sau:

Cánh quạt tháp giải nhiệt

Bộ phận này có chức năng luân chuyển không khí, cuốn theo hơi nóng ra ngoài tháp. Cánh quạt thường được thiết kế theo nguyên tắc khí động lực học, vận hành với tốc độ nhỏ nhất và tiết kiệm điện năng tối đa. 

Có 2 loại cánh quạt tháp hạ nhiệt phổ biến hiện nay là: 

  • Cánh quạt tháp làm mát bằng nhựa: Được làm từ nhựa ABS với ưu điểm là giá thành rẻ, độ bền cao. Loại cánh quạt này phù hợp với dòng tháp có công suất nhỏ, dưới 40RT.
  • Cánh quạt tháp giải nhiệt bằng hợp kim nhôm: Thường được lắp đặt ở các model tháp có công suất lớn, trên 40RT. Ưu điểm của cánh quạt hợp kim nhôm là có khả năng chống oxy hóa tốt, chịu được nguồn nước có lẫn tạp chất, hóa chất  và các ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết. 
Cánh quạt tháp làm mát nước bằng nhôm
Cánh quạt tháp làm mát nước bằng nhôm

Động cơ tháp giải nhiệt

Trong các bộ phận quan trọng cấu tạo tháp giải nhiệt không thể bỏ qua động cơ. Chúng được ví như trái tim của thiết bị và gắn liền với cánh quạt. 

Động cơ được thiết kế đặc biệt, có khả năng chịu được nắng, mưa và ảnh hưởng của thời tiết do tháp thường được để bên ngoài nhà xưởng. Động cơ nhỏ nhất có công suất là 1/6Hp. Đối với các motor có công suất từ 7.5HP trở lên thường được nhà sản xuất gắn thêm trục giảm tốc để đảm bảo an toàn cho động cơ trong quá trình vận hành. 

Động cơ tháp giải nhiệt
Động cơ tháp giải nhiệt

Đầu phun tháp giải nhiệt

Đầu phun hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như đầu chia nước, vòi phun, cụm chia nước,…. Nhiệm vụ của bộ phận này là phân chia nước ra các ống phun để nước được tưới đều trên bề mặt tấm tản nhiệt. 

Có 3 loại đầu phun tháp hạ nhiệt phổ biến là đầu phun nhựa, inox và nhôm. Nhìn chung, các loại vòi phun này có cấu tạo giống nhau, gồm có đầu dẫn nước vào và các ống phun nhỏ chia 4, 6, 8, 10, 12,… tùy theo từng model tháp. 

  • Vòi phun tháp giải nhiệt nhựa: Phù hợp với các model tháp có công suất nhỏ, dưới 60RT. Các ống đầu vào của loại đầu phun này là phi 49, phi 60, phi 76, phi 90 và phi 114 và các ống đầu ra là phi 21, 27, 34 và 49. 
  • Đầu phun bằng hợp kim nhôm: Thường được lắp đặt ở các dòng tháp có công suất lớn, trên 80RT. Đầu phun nhôm có ưu điểm là độ bền cao, khả năng chịu áp lực tốt và giá bán hợp lý. 
  • Vòi phun inox: Được khuyến khích lắp đặt ở các model tháp xử lý nước chứa axit bởi chúng có ưu điểm là không bị ăn mòn bởi hóa chất. Tuy nhiên, giá thành của đầu phun inox thường cao hơn so với loại đầu phun nhựa hoặc nhôm. 
Đầu phun bằng nhựa
Đầu phun bằng nhựa

Tấm tản nhiệt

Tấm tản nhiệt là một trong các chi tiết quan trọng trong các bộ phận cấu tạo tháp giải nhiệt. Vai trò của linh kiện này là tối đa hóa quá trình trao đổi nhiệt giữa không khí và nước, tăng hiệu quả làm mát của thiết bị. Thiết kế bề mặt tấm giải nhiệt rất đa dạng như sóng chữ S, sóng xiên, sóng hình thang,… 

Các loại màng giải nhiệt nước được dùng phổ biến hiện nay là:

  • Tấm tản nhiệt PVC: Được làm từ nhựa PVC với khả năng chịu nhiệt dưới 55 độ C. Loại màng lọc này được thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đen nhưng đều có chất lượng như nhau. Khi sử dụng tấm giải nhiệt PVC, nên sử dụng nguồn nước đầu vào sạch để tăng độ bền cho sản phẩm. 
  • Tấm tản nhiệt PP: Loại màng lọc này thường được dùng cho dòng tháp có nhiệt độ nước cao, lên đến 100 độ C. So với vật liệu PVC, màng lọc PP có giá thành cao hơn. 

Ngoài ra, người ta còn sử dụng các vật liệu như gỗ, composite,… để làm tấm giải nhiệt. 

Tấm giải nhiệt dạng sóng S
Tấm giải nhiệt dạng sóng S

Vỏ và hệ thống khung đỡ

Trong cấu tạo tháp giải nhiệt, vỏ là phần bao bọc bên ngoài tháp, được sản xuất thành từng mảnh nhỏ, rất thuận tiện cho quá trình di chuyển và lắp đặt. Vỏ tháp được gia công từ chất liệu FRP với cấu trúc tinh tế, có khả năng chịu nhiệt và va đập cao, không bị han gỉ hay bám rong rêu trong quá trình vận hành. Đặc biệt, lớp vỏ ngoài được trải qua quá trình quang hóa đặc biệt nên có bề mặt trơn bóng, dễ dàng vệ sinh và không bị ảnh hưởng bởi tia cực tím.

Các thanh sắt cố định cũng được xi mạng tráng kẽm nên có ít bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực của thời tiết. 

Vỏ tháp
Vỏ tháp

Một số bộ phận khác

Ngoài ra, còn rất nhiều bộ phận khác cấu tạo tháp giải nhiệt như:

  • Đế bồn: Đây là nơi lưu trữ nguồn nước sau khi được làm mát. 
  • Thiết bị chống ồn: Đây là thiết bị chống ồn, giúp giảm âm thanh tiếng nước rơi khi tháp hoạt động.
  • Tấm lưới xám: Hay còn gọi là tấm chắn nước; có nhiệm vụ hút gió, hạn chế nước bắn ra ngoài,… 
Tấm lưới chắn màu xám
Tấm lưới chắn màu xám

Trên đây là bài viết chia sẻ về cấu tạo tháp giải nhiệt. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của các bộ phận cấu tạo nên thiết bị làm mát này!

Điện máy Đặng Gia là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các dòng tháp giải nhiệt của các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu như Liang Chi, Tashin, Kumisai, Alpha,… 

Sản phẩm được nhập chính ngạch, có đầy đủ giấy tờ hải quan nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Giá bán hợp lý, cam kết cạnh tranh top đầu thị trường. Quý khách hàng quan tâm đến các sản phẩm tháp làm mát của Đặng Gia xin vui lòng liên hệ đến số hotline: 0983 530 698 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất! 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →