Cách trả lời thông minh khi bị chửi, bị cà khịa và xúc phạm

Giao tiếp ứng xử khéo léo chính là điều mà bất cứ ai muốn sở hữu, vì nhìn vào cách ứng xử thì người khác có thể đưa ra đánh giá con người bạn. Đã bao giờ bạn rơi vào hoàn cảnh bị người khác chửi, xúc phạm hay sỉ nhục hay chưa? Khi gặp phải tình cảnh này thì bạn đáp trả như thế nào để thể hiện mình là con người khôn ngoan? Dưới đây sẽ là các cách trả lời thông minh khi bị chửi mà bạn có thể tham khảo qua!

Các cách trả lời thông minh khi bị chửi, bị xúc phạm
Các cách trả lời thông minh khi bị chửi, bị xúc phạm

Cách xử lý ứng với từng mức độ “chửi” của người khác với bạn

Để có được cách trả lời khi bị chửi cho phù hợp đòi hỏi bạn cần phải xem xét về mức độ tình cảm với đối phương. Tất nhiên, chẳng có ai hoàn hảo cả và một người dù có khéo léo đến thế nào thì cũng không thể làm vừa lòng cả thiên hạ. Vậy nên hãy xác định đúng đối tượng và mục đích chửi của họ bạn nhé! 

1. Dựa vào đối tượng “chửi” bạn 

Khi căn cứ vào đối tượng chửi, sẽ có 3 loại đối tượng khiến bạn phải suy nghĩ; gồm người bạn rất tôn trọng, người bạn xem thường hoặc người bạn không quen biết. Thế nên với từng đối tượng, bạn cần xem xét như thế nào về hành động mà họ đang làm:

  • Đối với người bạn nể trọng: Chắc chắn bạn sẽ bị tổn thương và không thể ngờ tới. Dẫu vậy cũng cần xem xét lại sự việc mà bạn đã làm có đáng bị đối phương hành xử như vậy hay không. Trường hợp bạn là người đúng thì hãy nói chuyện khéo léo để họ nhận ra điểm sai của mình; còn bạn là người sai thì cần kiểm điểm lại bản thân và xin lỗi họ một cách chân thành. 
Xem xét về đối tượng “chửi” 
Xem xét về đối tượng “chửi”
  • Đối với người bạn xem thường: Dù rất bực tức thì bạn cũng cần phải thật bình tĩnh. Vì nếu như bạn ngay lập tức đáp trả theo cách họ đang làm với bạn thì cũng có nghĩa bạn đang đánh đồng bản thân với họ. Vậy nên để không làm mất hình ảnh của mình, hãy bình tĩnh và xem xét mình có làm gì ảnh hưởng đến họ không. Nếu như không thì hãy tìm lời nói sâu sắc kiểu “đi vào lòng người” khiến đối phương tự hiểu, tự thấm mà bản thân bạn lại không mất thể diện.
  • Đối với người có thái độ trung lập trong giao tiếp hay người xa lạ: Bạn cần cân nhắc thật kỹ về sự việc đã xảy ra; có thể phân tích vấn đề này 1 cách khách quan nhất và tùy vào đối tượng thì đưa ra cách phản ứng khác nhau. 

2. Dựa vào hình thức “chửi”

Hình thức chửi được thể hiện qua 2 cách khác nhau là bằng lời nói gián tiếp và lời nói trực tiếp. Với từng mức độ xúc phạm bên trên thì bạn sẽ đưa ra cách đáp trả tương ứng. 

Chửi bằng lời nói gián tiếp

Đây là kiểu xúc phạm người khác theo kiểu mượn gió bẻ măng, lối nói bóng gió khiến người nghe có thể hiểu ra vấn đề và biết bản thân đang bị chửi ngầm. Những lời nói châm biếm, mỉa mai,… nếu một ngày nào đó bạn nhận được bởi một người quen biết thì đừng ngần ngại mà đáp trả lại họ theo đúng cách họ dùng với bạn.

Đáp lại theo hình thức tương tự hoặc phớt lờ
Đáp lại theo hình thức tương tự hoặc phớt lờ

Một cách khác nữa là lờ đi vì nó không trực tiếp chỉ đích danh bản thân bạn. Cách trả lời này đôi khi lại là khôn ngoan nhất, bởi bạn không muốn gây ồn ào và tiêu tốn thời gian vào những con người không đáng.

Chửi bằng lời nói trực tiếp 

Khi tiếp nhận sự xúc phạm bằng hình thức này, bạn có thể xử lý bằng các cách như sau:

  • Hãy thể hiện sự tức giận với hành động bị xúc phạm này để đối phương nhận ra họ đang làm hành động thái quá. Dẫu vậy thì cách này đang thể hiện sự yếu thế của bản thân bạn trước mặt người khác.
  • Đáp trả lại sự xúc phạm – cách đáp trả chưa phải là cảnh giới mà 1 người thông minh thường làm. Thực tế, hành động đáp trả này không những không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm hạ thấp giá trị của bản thân bạn hơn. Thế nên hãy hành động bằng cách khác để đối phương không thể tiếp lời thì đó mới là cách thực sự hay. 
  • Phớt lờ liệu có phải là một cách hay? Khi bạn coi người chửi là đối tượng mà bạn cần quan tâm thì sự phớt lờ hay im lặng là điều diễn ra. Tuy nhiên, với 1 người quan tâm thì để im lặng là một điều hết sức khó khăn. Khi kẻ chửi bạn trở thành kẻ độc thoại một mình, đó là cách mà bạn đáp trả thành công. Chắc chắn đối phương sẽ tỏ vẻ tức giận, còn bản thân bạn thì vẫn ung dung tự tại. 

3. Dựa vào thời điểm trả lời

Khi căn cứ vào thời điểm đáp trả khi bị chửi và xúc phạm chúng có thể học cách chăm sóc bản thân và đồng thời thì áp dụng các cách khác nhau.Cụ thể:

Xử lý luôn tại thời điểm xảy ra sự việc

  • Tránh phản ứng ngay lập tức, hít thở thật sâu để lấy lại sự bình tĩnh. 
  • Không trả đũa. 
Hít thở thật sâu để có thể giữ sự bình tĩnh 
Hít thở thật sâu để có thể giữ sự bình tĩnh
  • Phớt lờ sự việc; hành động như thể người đó chưa từng nói gì cả và không để mắt đến họ.
  • Yêu cầu họ dừng việc chửi và xúc phạm bạn; nhưng cần đảm bảo vẫn giữ được sự bình tĩnh bằng cách nhìn thẳng vào mắt họ và nói bằng giọng quyết đoán, tự tin, rõ ràng. 

Lên kế hoạch để giải quyết sự việc

  • Tìm hiểu tại sao họ lại làm như vậy; vì việc hiểu được động cơ của người đó có thể giúp bạn xác định được cách đối mặt với họ. 
  • Vạch rõ giới hạn; một số câu chửi có thể khiến bạn khó chịu nhưng vẫn bỏ qua được, nhưng một số khác thì khiến bạn thực sự tổn nên bạn cần phải lên tiếng. Do đó, việc bạn vạch rõ giới hạn sẽ giúp bạn xác định được cách đối mặt với tình huống. Đặc biệt với lời chửi mang tính phân biệt đối xử hoặc xảy ra thường xuyên, người đó đang thực sự đi quá giới hạn và việc làm của họ cần được trình báo. 
  • Nói chuyện, trao đổi với họ tại nơi riêng tư; có thể người xúc phạm không biết rõ về bạn nhưng vì mục đích xấu hoặc đơn giản chỉ là người phiền phức; nên đừng cãi nhau mà hãy cho biết việc làm của họ không được hoan nghênh. Điều này khiến họ không còn cơ hội “diễn” trước mặt người khác và đồng thời giúp duy trì sự tôn trọng của cả hai.
Lên kế hoạch giải quyết sự việc tỉ mỉ
Lên kế hoạch giải quyết sự việc tỉ mỉ
  • Thẳng thắn với đối phương; hãy yêu cầu người đó dừng lại ngay hành động của mình bằng giọng rõ ràng, điềm tĩnh. 
  • Thể hiện sự tôn trọng người lớn hơn; đôi khi đối tượng chửi lại là bố mẹ, thầy cô hoặc cấp trên thì hãy cho họ biết rằng lời lẽ của họ gây ảnh hưởng đến bạn và bạn muốn họ dừng lại. Việc này sẽ giúp họ ý thức về việc họ đang làm và cảm xúc của họ. Đây chính là bước quan trọng để xử lý tình huống về lâu dài. 

Chăm sóc bản thân

  • Đừng để bụng; bởi lời nói của một người chính là tấm gương phản chiếu con người họ chứ không phải bạn. Nếu bạn để lời xúc phạm của họ ảnh hưởng đến mình thì họ sẽ thắng. Vậy nên đừng cho phép người khác làm giảm sự tự tôn hoặc khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân.
  • Dùng các phương pháp kiểm soát sự căng thẳng để giúp bạn đối mặt với người xúc phạm mình, cũng như sự căng thẳng mà họ đem đến cho bạn như tập hít thở sâu và thiền; thực tập chánh niệm; thử một số hoạt động đi bộ, bơi lội;… 
Tố cáo những hành vi chửi, xúc phạm danh dự nhân phẩm 
Tố cáo những hành vi chửi, xúc phạm danh dự nhân phẩm
  • Nhờ sự giúp đỡ của người khác khi thường xuyên bị chửi, xúc phạm hoặc quấy rối bằng hành vi khiếm nhã. Bạn nên kể với người mình tin tưởng; cung cấp thông tin chi tiết với người khác để được xử lý hoặc báo cáo về sự việc. 
  • Gặp gỡ những người tích cực là cách tuyệt vời để xử lý căng thẳng do bị người khác chửi và xúc phạm. Đây là cách thức giúp bạn chăm sóc bản thân; giảm cảm giác căng thẳng và quên đi chuyện bị buồn này. 

Xem thêm::
STT chửi những người nói xấu cực gắt
STT chửi khéo những người sống 2 mặt cực thấm
STT chửi khéo những người nhiều chuyện

Một số tình huống cụ thể và cách trả lời thông minh khi bị chửi, bị xúc phạm hay

Dưới đây là một số tình huống bị chửi, bị cà khịa và bị xúc phạm cụ thể mà bạn có thể gặp phải trong cuộc sống; cũng như gợi ý về cách trả lời thông minh mà bạn có thể tham khảo! 

  1. Khi bị chửi: “chó ngoan không cản đường”. Hãy đáp lại: “chó khôn không sủa bậy”.
  2. Khi bị chửi: “đồ ngu, đồ đần, đồ tiện nhân,…”. Hãy đáp lại: “tôi ngu, tôi đần, tôi tiện nhân là vì tôi nhìn thấy bạn”.
  3. Khi bị chửi là đồ ngu. Hãy đáp lại: “tôi dĩ nhiên là ngu rồi, chơi với bạn thì không ngu sao được”.
  4. Khi bị chửi là đồ biến thái. Hãy đáp lại: “biến thái còn hơn là biến tính. Còn hơn là cái đồ yêu quái cộng tiện nhân như bạn”.
  5. Khi bị chửi xấu. Hãy đáp lại: “tôi thích xấu thì liên quan gì đến bạn, chê xấu thì đừng nhìn. Có ai bắt nhìn đâu mà nhìn”.
  6. Khi bị chửi là đồ chó. Hãy đáp lại: “Đừng suốt ngày nhắc tên mình như thế, vì tôi biết đó là bạn rồi”.
  7. Khi bị nói là đồ bỏ đi. Hãy trợn mắt đáp lại: “Bạn còn không bằng tôi cơ mà”.
  8. Khi bị chê vừa mập vừa xấu. Hãy đáp lại: “Cùng tôi sang châu Phi xem ai xấu hơn ai”. (Ở châu Phi “béo” là tiêu chuẩn của cái đẹp)
Cách trả lời thông minh khi bị chửi, cà khịa và xúc phạm cực hay
Cách trả lời thông minh khi bị chửi, cà khịa và xúc phạm cực hay
  1. Khi ai đó chê bạn ái nam ái nữ. Hãy đáp lại: “Đùa à, tôi có phải là mẹ của bạn đâu”.
  2. Khi ai đó nói bạn bệnh hoạn. Hãy đáp lại: “Đấy bạn xem, tôi vừa tiếp xúc với bạn có tí thôi mà lây bệnh liền rồi đó”.
  3. Khi ai đó chửi bạn là đồ ngốc. Hãy đáp lại: “Tôi không ngốc, chẳng qua là bạn ngốc đến nỗi khiến bạn ảo tưởng tôi cũng ngốc như bạn”.
  4. Khi bị ai đó chửi bạn là “đồ đàn bà”. Hãy đáp lại: “Xin lỗi nhé, mẹ bạn cũng là đàn bà đó!”.
  5. Khi ai đó chửi bạn khuyết tật não. Hãy đáp lại: “Tôi bị khuyết tật phần nói những lời ác ý với người khác, còn bạn khuyết tật phần biết tôn trọng người khác”. 
  6. Khi ai đó chửi bạn cút đi. Hãy đáp lại: “Rất xin lỗi, tôi không biết thế nào là cút. Phiền bạn làm mẫu cho tôi một lần ngay trước mặt mọi người đi!”.
  7. Khi ai đó bảo bạn là hươu cao cổ. Hãy đáp lại một cách hài hước: “Hươu cao cổ là động vật rất đẹp. Cảm ơn bạn đã khen tôi nhé, đồ rùa rụt cổ!”.
  8. Khi ai đó khịa bạn xấu. Hãy đáp lại: “Ừ tôi xấu đấy, tôi chả muốn sống tí nào nhưng nhìn thấy đứa xấu hơn tôi là bạn vẫn còn sống nên tôi lại có động lực để sống tiếp rồi”.

Trên đây là các cách trả lời thông minh khi bị chửi, bị xúc phạm và cà khịa trong cuộc sống. Mong rằng với những phương pháp được gợi ý bên trên thì bạn đã có thể lựa chọn và áp dụng thành công; đảm bảo vừa là người có văn hóa và giữ được hình ảnh đẹp đẽ mà khiến cho đối phương “tức xịt khói” không thể làm gì được nhé! 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →