Bìm bịp là con gì? Tất tần tật các thông tin về chim bìm bịp

Bìm bịp là con gì? Bìm bịp là một loài chim có rất nhiều lợi ích đối với nông dân với khả năng đuổi rắn, bắt chuột và côn trùng mùa màng cực tốt. Tuy nhiên, đây là loài chim khó nuôi bật nhất hiện nay bởi rất nhạy bén với biến đổi của môi trường. Cùng đi tìm hiểu rõ hơn về bìm bịp trong nội dung bên dưới đây nhé! 

Bìm bịp là con gì?

Theo Wikipedia, bìm bịp là tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như “bìm bịp” vào mùa sinh sản (từ tháng 3 đến tháng 7 mỗi năm). Bìm bịp là phân họ Centropodidae của họ Cu cu (Cuculidae), thuộc về chi Centropus. 

Bìm bịp – Phân họ Centropodidae của họ Cu cu (Cuculidae) 
Bìm bịp – Phân họ Centropodidae của họ Cu cu (Cuculidae)

Chứng cứ DNA gần đây đã cho rằng, bìm bịp nên được nâng cấp lên thành họ riêng. Gọi là Centropodidae. 

Phân loại bìm bịp

Các loài bìm bịp được sắp xếp theo trật tự phát sinh loài và quan hệ gần giữa các loài:

  • Centropus andamanensis: Loài bìm bịp nâu
  • Centropus anselli: Loài bìm bịp Gabon
  • Centropus ateralbus: Loài bìm bịp khoang
  • Centropus bengalensis: Loài bìm bịp nhỏ
  • Centropus bengalensis bengalensis
  • Centropus bengalensis chamnongi
  • Centropus bengalensis javanensis
  • Centropus bengalensis lignator
  • Centropus bengalensis medius
  • Centropus bengalensis philippinensis
  • Centropus bengalensis sarasinorum
  • Centropus bernsteini: Loài bìm bịp đen nhỏ
  • Centropus celebensis: Loài bìm bịp vịnh
Loài bìm bịp vịnh (Centropus celebensis)
Loài bìm bịp vịnh (Centropus celebensis)
  • Centropus chalybeus: Loài bìm bịp Biak
  • Centropus chlororhynchos: Loài bìm bịp mỏ xanh
  • Centropus cupreicaudus: Loài bìm bịp đuôi đồng
  • Centropus grillii: Loài bìm bịp đen
  • Centropus goliath: Loài bìm bịp Goliath
  • Centropus leucogaster: Loài bìm bịp họng đen
  • Centropus melanops: Loài bìm bịp mặt đen
  • Centropus menbeki: Loài bìm bịp đen lớn
  • Centropus milo: Loài bìm bịp đầu vàng sẫm
  • Centropus monachus: Loài bìm bịp đầu xanh
  • Centropus nigrorufus: Loài bìm bịp Sunda
  • Centropus phasianinus: Loài bìm bịp gà lôi
  • Centropus phasianinus mui: Loài bìm bịp gà lôi Timor – tuyệt chủng cuối thế kỷ 20
Bìm bịp gà lôi (Centropus phasianinus)
Bìm bịp gà lôi (Centropus phasianinus)
  • Centropus rectunguis: Loài chim bìm bịp ngón ngắn
  • Centropus senegalensis: Loài bìm bịp Senegal
  • Centropus sinensis: Loài bìm bịp lớn
  • Centropus sinensis sinensis
  • Centropus sinensis anonymus
  • Centropus sinensis bubutus
  • Centropus sinensis intermedius
  • Centropus sinensis kangeanensis
  • Centropus sinensis parroti
  • Centropus steerii: Loài chim bìm bịp mào đen
  • Centropus superciliosus: Loài bìm bịp trán trắng
  • Centropus superciliosus burchelli: Loài bìm bịp Burchell (có thể tách ra thành loài riêng với danh pháp Centropus burchelli)
Bìm bịp trán trắng (Centropus superciliosu)
Bìm bịp trán trắng (Centropus superciliosu)
  • Centropus toulou: Loài bìm bịp Madagascar
  • Centropus toulou assumptionis: Loài bìm bịp đảo Assumption – nghi ngờ là khác biệt; tuyệt chủng (khoảng thập niên 1920)
  • Centropus toulou insularis: Loài bìm bịp Aldabra
  • Centropus unirufus: Loài bìm bịp hung
  • Centropus violaceus: Loài bìm bịp Papua New Guinea
  • Centropus viridis: Loài bìm bịp Philippine

Tìm hiểu những loài chim bìm bịp phổ biến tại Việt Nam

Ở nước ta, bìm bịp chủ yếu là loài bìm bịp lớn và bìm bịp nhỏ. Dưới đây, hãy cùng nhau đi tìm hiểu kỹ hơn về 2 loại này. 

1. Đôi nét thông tin 

Bìm bịp lớn và bìm bịp nhỏ là 2 loài chim thuộc chi bìm bịp; phân bố ở Nam Á, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

2. Mô tả

Đối với bìm bịp lớn

  • Chim non bìm bịp lớn có lông màu nâu chấm đen phủ toàn thân.
  • Con trống và con mái đều có màu lông giống nhau.
  • Con trường thành có phần đầu mỏ, cổ, ngực và đuôi có màu đen nhạt; mình và 2 cánh có màu nâu đỏ; cặp mắt màu đỏ au và đôi chân đen bóng. 
  • Kích thước khoảng 40 – 52cm gồm cả đuôi, nặng khoảng từ 100 – 140g. 
Loài chim bìm bịp lớn (Centropus sinensis)
Loài chim bìm bịp lớn (Centropus sinensis)
  • Là loài định cư phổ biến, phân bố khắp các vùng trong cả nước và độ cao phân bố có thể đến 1.500 mét. 
  • Bìm bịp lớn thường hay vỗ cánh rất mạnh, tốc độ bay chậm và khoảng cách ngắn.
  • Tiếng kêu “pum pum pum”  lặp đi lặp lại và tiếng kêu ‘ục ục’ như tiếng nước đổ ra khỏi chai.

Đối với bìm bịp nhỏ

  • Chim non bìm bịp nhỏ có bộ lông khác với chim cái ngoài mùa sinh sản; phần trên của cơ thể là màu nâu nhạt và phần dưới là màu nâu sẫm sáng; có nhiều vằn màu xanh nhạt.
  • Chim non và chim trưởng thành sẽ có nhiều bộ lông trung gian.
  • Bìm bịp nhỏ trưởng thành bộ lông có nhiều vằn, cánh màu hạt dẻ. 
Loài chim bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis)
Loài chim bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis)
  • Kích thước khoảng 35 – 39cm gồm cả đuôi. 
  • Là loài định cư phổ biến khắp các vùng trong cả nước, mùa đông bay qua  Đông Bắc và Bắc Trung Bộ và độ cao phân bố có thể đến 1.800 mét. 
  • Tiếng kêu “cu-ra-ual cu-ra-ual cu-ra-ual” vang vọng hoặc tiếng kêu tắc lưỡi đặc trưng và tiếng “hut hut hut” nhưng không vang vọng như tiếng kêu của bìm bịp lớn.

3. Môi trường sống 

  • Bìm bịp lớn: Thảm cây bụi, bìa rừng thứ sinh, thảm cỏ cao và vùng đầm lầy, rừng tràm.
  • Bìm bịp nhỏ: Thảm cây bụi, lau lách và cỏ rậm, rừng thứ sinh, rừng tràm, rừng ngập mặn; sườn đồi, chân núi.

4. Thức ăn

Bìm bịp là loài chim ăn thịt
Bìm bịp là loài chim ăn thịt
  • Bìm bịp lớn dựa vào thủy triều để kiếm ăn và đi từng cặp; là loài ăn thịt và thích ăn mồi sống như cóc, ếch, cá và nhất là rắn. Khi chim non có nhu cầu thức ăn ngày một nhiều mà thời gian ở tổ lại khá lâu nên bìm bịp bố mẹ đã dự trữ thức ăn bằng cách bắt rắn về “giam lỏng”.
  • Bìm bịp nhỏ ăn cả động và thực vật; thức ăn chính là động vật nhỏ như côn trùng cánh cứng, cào cào, cá nhỏ, ốc, mối, kiến, nhái và thực vật như cành hoa và hạt cỏ dại. 

5. Tập tính sinh sản

Mùa giao phối và sinh sản của bìm bịp có thể kéo dài đến 5 tháng; từ tháng 3 tới tháng 7 hàng năm và trong đó bìm bịp ở bưng biền thường đẻ sớm hơn bìm bịp ở đất gò. 

Chim trống thường tán tỉnh chim mái
Chim trống thường tán tỉnh chim mái

Chim bìm bịp trống thường tán tỉnh chim bìm bịp mái bằng cách đưa thức ăn đến, đuổi theo chim mái và chim mái sẽ hạ thấp đuôi  – rũ cánh để báo hiệu sự chấp nhận. Sau khi lựa chọn và kết đôi xong, chim đực và chim cái sẽ bắt đầu xây tổ nhưng chủ yếu chim đực sẽ xây tổ. Về cơ bản, tổ chim bìm bịp giống với tổ chuột đồng khi được xây dựng trong các bụi rậm bằng cỏ và lá cây cách mặt đất khoảng 1 – 2m. Thời gian xây xong tổ khoảng 3 đến 8 ngày.

Bìm bịp thường đẻ khoảng 2 lứa trong một năm
Bìm bịp thường đẻ khoảng 2 lứa trong một năm

Một năm chúng có thể đẻ khoảng 2 lứa, mỗi lứa khoảng 3 – 4 trứng và thường nở nở 2 – 3 con. Cụ thể:

  • Bìm bịp lớn đẻ 3 – 4 trứng mỗi lứa; trứng dài 37 – 39mm và đường kính 29 – 30mm. 
  • Bìm bịp nhỏ đẻ 3-4 trứng mỗi lứa, trứng dài 29 – 31mm và đường kính 23.8 – 25mm.
Bìm bịp con 
Bìm bịp con

Trứng chim bìm bịp được chim mái ấp khoảng 15–16 ngày, sau đó chim non sẽ bắt đầu chui ra từ quả trứng. Bìm bịp non sẽ phải mất khoảng từ 18 – 22 ngày mới có thể trưởng thành và rời khỏi tổ.

Lợi ích của việc nuôi bìm bịp

Nuôi bìm bịp đang trở thành “thú vui tao nhã” của nhiều người, bởi các lợi ích mà loài chim này mang lại là vô cùng lớn. Theo đó, chim bìm bịp không biết nói nhưng kêu rất to, tính khí hung dữ nên có thể nuôi để giữ nhà. Tuy nhiên, muốn nuôi thành công đòi hỏi người nuôi phải nuôi từ chim con và thả tự do như chim bồ câu; đồng thời phải có thời gian tập luyện. 

Bìm bịp có khả năng trông giữ nhà “cực đỉnh”
Bìm bịp có khả năng trông giữ nhà “cực đỉnh”

Bẩm sinh bìm bịp không biết giữ nhà nhưng khả năng này có được là do con người luyện tập dựa trên 2 yếu tố cơ bản là tập tính bảo vệ lãnh thổ và phản xạ có điều kiện. 

Có thể nói, nuôi bìm bịp trong vườn nhà nhất là ở những vườn có giàn hoa rậm; bụi cây um tùm chúng ta có thể yên tâm sẽ không có rắn xuất hiện. Bởi bìm bịp luôn săn lùng mồi rắn liên tục mỗi ngày

Mối đe dọa về số lượng bìm bịp 

Hiện nay, nhiều người thường bắt hoặc mua bìm bịp để ngâm rượu uống; truyền tai nhau về việc ăn thịt chim bìm bịp có các tác dụng đau nhức xương khớp, hen suyễn, suy nhược cơ thể, tê thấp, bổ máu,… và thậm chí ăn bìm bịp có thể chữa chữa liệt dương. Chính các vấn đề này đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến việc chim bìm bịp bị săn bắt quá mức. 

Thêu dệt công dụng về chim bìm bịp khiến cá thể bìm bịp giảm mạnh 
Thêu dệt công dụng về chim bìm bịp khiến cá thể bìm bịp giảm mạnh

Ngoài ra, bìm bịp rất nhạy bén với các biến đổi của môi trường. Việc môi trường sống đang bị thu hẹp và thức ăn ít dần cũng làm cho số lượng cá thể bìm bịp giảm đi thấy rõ, dẫn đến nguy cơ khiến bìm bịp vào danh sách loài nguy cấp. 

Hướng dẫn chi tiết cách nuôi chim bìm bịp giữ nhà hiệu quả

Bìm bịp không phải là một giống chim dễ nuôi. Vì thế, để nuôi bìm bịp có thể sống khỏe mạnh và nghe lời thì bạn phải thật sự kiên nhẫn. 

1. Chọn giống 

Chọn giống bìm bịp
Chọn giống bìm bịp

Bìm bịp thì dù là chim trống hay chim mái đều có thể đào tạo trở thành chim bổi. Tuy nhiên, nếu để nuôi thì nên chọn chim mái; bởi vì bản tính bìm bịp mái hiền và dễ chăm sóc hơn. 

2. Kỹ thuật nuôi 

Bìm bịp không biết nói như vẹt, nhưng hung hăng và tiếng kêu vô cùng lớn nên thích hợp để nuôi trông giữ nhà. Thuần chim bìm bịp sẽ mất khoảng 2 – 3 năm tập luyện mới có hiệu quả và cần lưu ý rằng, với bìm bịp sống trong môi trường tự nhiên lâu thì khả năng giữ nhà gần như là không có.

Để làm được điều này, bạn cần nuôi bìm bịp từ nhỏ và phát huy được 2 tập tính bảo vệ lãnh thổ và phản xạ có điều kiện của chúng. Cụ thể:

Kỹ thuật nuôi bìm bịp
Kỹ thuật nuôi bìm bịp
  • Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Khi chim sắp trưởng thành, bạn không nên nhốt lồng mà hãy thả tự do trong phạm vi vườn nhà. Điều này nghĩa là khoanh vùng lãnh thổ, nếu như ai xâm lấn thì chúng sẵn sàng tấn công theo bản năng bảo vệ lãnh thổ.
  • Phản xạ có điều kiện: Sau mỗi đợt tấn công đối phương, bạn nên “thưởng” cho bìm bịp ăn ngon. Khi lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy thì đã thiết lập một phản xạ có điều kiện; nhiều lần như vậy sẽ hình thành thói quen và việc giữ nhà của bìm bịp cũng nhờ đó mà sát sao, cẩn thận hơn.

3. Chế độ dinh dưỡng 

Chú ý về chế độ dinh dưỡng cho bìm bịp
Chú ý về chế độ dinh dưỡng cho bìm bịp

Đối với bìm bịp được nuôi nhốt, bạn cần bổ sung loại thức ăn mà chúng yêu thích như châu chấu, cào cào, rắn, chuột,… Bên cạnh đó thì cũng có thể bổ sung thêm các loại thức ăn khác như cá nhỏ, tép, lòng cá, thịt băm,… 

4. Vệ sinh

Với những chim non nuôi ở trong lồng, bạn cần vệ sinh thường xuyên và không để thức ăn thừa hoặc phân chim trong lồng. Điều này có thể gây ra nấm mốc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chim, đồng thời gây nhiễm bệnh làm chim suy yếu dần đi.

Đồng thời, khay đựng nước và thức ăn nên rửa ít nhất 1 ngày 1 lần. Khi bìm bịp trưởng thành thì bạn có thể làm cho chim 1 cái tổ và thả chim ra vườn. Điều quan trọng nhất đó là bạn phải cố gắng giữ cho nơi ở của chúng không bị ẩm mốc, phải sạch sẽ và khô thoáng.

5. Phòng bệnh 

Một số bệnh thường gặp ở chim bìm bịp có thể kể đến là:

Lưu ý vệ sinh chuồng nuôi, phòng bệnh và giữ ấm cho chim vào mùa đông
Lưu ý vệ sinh chuồng nuôi, phòng bệnh và giữ ấm cho chim vào mùa đông
  • Bệnh tiêu chảy: Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bìm bịp có thể là do ăn thức ăn sống hoặc thức ăn nước uống bị nhiễm khuẩn. Vậy nên trong quá trình nuôi bìm bịp, bạn cần chú ý thức ăn và nước luôn đảm bảo tươi sạch.
  • Bệnh ký sinh trùng: Cũng do thích ăn thịt sống; loại thức ăn này chứa nhiều ký sinh trùng, nấm mốc làm chim dễ bị giun đũa, sán tấn công. Lâu ngày có thể khiến cho chim rù, xù lông, yếu dần và chết. Để phòng tránh thì bạn nên cho chúng ăn thịt tươi sạch và nước sạch. Trường hợp chim bị nhiễm ký sinh trùng, để chữa trị thì bạn nên cho chúng uống thuốc để loại bỏ ký sinh trùng (loại thuốc đặc trị cho chim hoặc tìm sự hỗ trợ tư vấn bác sĩ thú y) kèm theo một chế độ ăn có dinh dưỡng tốt nhất để chim có thể phục hồi.

Lưu ý: Khu vực nuôi bìm bịp nên thoáng mát, sạch sẽ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông. Dù bìm bịp có khả năng chịu sương gió tốt, nhưng không vì vậy mà chúng ta để chúng chịu nóng, chịu rét. Vào mùa đông, bạn nên giữ ấm cho chim để tránh bị lạnh vì khi đó chúng sẽ bỏ ăn. 

Câu hỏi thường gặp về chim bìm bịp

Dưới đây là một số câu hỏi tổng hợp phổ biến liên quan đến chim bìm bịp và lời giải đáp chi tiết của chúng tôi. 

1. Vì sao bìm bịp có khả năng săn rắn hiệu quả? 

Bìm bịp có khả năng săn rắn hiệu quả vì thức ăn yêu thích của chúng là rắn. Thế nên chắc chắn rằng mỗi khi tìm thấy tổ bìm bịp là có thể tìm thấy rắn ở gần đó.’

2. Vì sao rắn không làm hại đến bìm bịp con khi bìm bịp bố mẹ đưa về tổ?

Nhiều ý kiến cho rằng, lông và phân bìm bịp ở quanh tổ có mùi đặc trưng mà hầu hết các loài rắn không dám đến gần. Còn một số ít không sợ “mùi” này thì bìm bịp đã biết và giết chết trước khi đưa về tổ của nó rồi. 

Bìm bịp có khả năng làm cho hầu hết các loài rắn không dám đến gần
Bìm bịp có khả năng làm cho hầu hết các loài rắn không dám đến gần

Như vậy, bìm bịp bố mẹ dự trữ lương thực ở tổ là những loài rắn mà chúng đã biết chắc sẽ không hại đến con mình. Khả năng diệu kỳ này của chim bìm bịp được cho là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.

  1. Chim bìm bịp bay vào nhà là điềm gì theo phong thủy?

Ông bà ta có câu “chim sa cá nhảy”, vậy nên dù là chim bìm bịp hay bất cứ loài chim nào khi bay vào nhà đều không phải là điềm tốt lành.

Chim bìm bịp bay vào nhà điềm xấu
Chim bìm bịp bay vào nhà điềm xấu

Gia đình có bìm bịp bay vào nhà là điềm báo xấu trong mọi chuyện, có thể cho công việc làm ăn, kinh doanh, sức khỏe hoặc các mối quan hệ xung quanh gia chủ. Lời khuyên tốt nhất gia chủ nên chú ý đi lại cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bản thân. Đồng thời, bạn nên mở toang các cánh cửa rồi lùa nhẹ nhàng để chim bay đi; tránh làm chim hoảng loạn và mất phương hướng làm vỡ các đồ dùng ở trong nhà.

4. Chim bìm bịp bao nhiêu tiền? 

Hiện nay, bìm bịp là loại chim vẫn chưa được giới chim cảnh ưa chuộng nên mức giá còn khá thấp. Đối với bìm bịp trưởng thành, giá dao động trong khoảng từ 120.000 – 150.000 VNĐ. 

Trên đây là tất cả nội dung được chúng tôi tổng hợp để giải đáp câu hỏi bìm bịp là con gì. Mong rằng đã giúp bạn hiểu hơn về chim bìm bịp và tích lũy các kiến thức nuôi giống chim hữu ích này!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →