Cấu tạo, nguyên lý và cơ chế hoạt động của máy lọc không khí

Máy lọc không khí là thiết bị ngày càng được sử dụng nhiều để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa nắm được cấu tạo của máy lọc không khí gồm những bộ phận nào? Vậy nên bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về cấu tạo, nguyên lý và cơ chế hoạt động của dòng máy này để các bạn hiểu rõ hơn.

Máy lọc không khí là gì?

Máy lọc không khí là thiết bị được sử dụng để loại bỏ các chất gây ô nhiễm khỏi không khí như bụi bẩn, mùi hôi, virus, vi khuẩn, nấm mốc, các tác nhân gây dị ứng và cân bằng độ ẩm trong không khí nhằm bảo vệ sức khỏe của con người.

cấu tạo máy lọc không khí
Máy lọc không khí được sử dụng nhiều để bảo vệ sức khỏe

Cấu tạo máy lọc không khí

Cấu tạo máy lọc không khí vô cùng đơn giản gồm 3 bộ phận chính là khung máy, quạt hút và màng lọc không khí. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về từng bộ phận ở dưới đây:

Khung máy

Bộ phận này được chế tạo từ nhựa cứng cao cấp ABS với chức năng chính là bảo vệ các bộ phận ở bên trong máy như quạt hút, các linh kiện điện tử và các bộ lọc không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập làm hư hại thiết bị. 

Bộ phận quạt hút 

Quạt hút đảm nhiệm chức năng hút không khí vào và cho đi qua hệ thống bộ lọc để làm sạch. Tốc độ hút của quạt phụ thuộc chủ yếu vào khả năng và hiệu suất của nó. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bộ phận này thường được làm từ các nguyên liệu như hợp kim nhôm không bị han gỉ trong điều kiện môi trường nhiệt độ ẩm ướt.

Quạt gió của máy lọc không khí 
Quạt gió của máy lọc không khí

Tùy vào từng hãng sản xuất mà phần quạt hút máy lọc không khí được thiết kế ở phía trước hoặc sau máy. Do đó trong quá trình lắp đặt sản phẩm, các bạn cần phải chú ý để lắp đúng bộ phận này.

Bộ lọc

Đây là bộ phận có chức năng làm sạch không khí, mang lại không gian thoáng đãng cho người dùng. Mỗi bộ lọc gồm 3 màng lọc chủ yếu là: Màng lọc bụi thô, màng lọc hepa và màng lọc than hoạt tính. Hiện nay, trong một số model lọc không khí hiện đại, máy lọc không khí còn có thêm lớp màng lọc phấn hoa để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng nhằm nâng cao khả năng bảo vệ sức khỏe cho con người.

Nguyên lý hoạt động của máy lọc không khí

Sau khi tìm hiểu chi tiết về cấu tạo máy lọc không khí ở bên trên, trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Máy lọc không khí hoạt động theo nguyên tắc đối lưu, hút không khí cần lọc ở đầu gió vào (indoor) rồi được quạt hút đẩy qua các màng lọc (gồm màng lọc thô, màng lọc hepa và màng lọc than hoạt tính). Sau đó, các màng lọc này sẽ giữ lại toàn bộ nấm mốc, bụi bẩn và vi khuẩn ở trong không khí. 

Nguyên lý hoạt động của máy lọc không khí
Nguyên lý hoạt động của máy lọc không khí

Một số model lọc không khí còn có thêm chức năng tạo ra ion để khử mùi khó chịu như thuốc lá, ẩm mốc,… . Bộ phận tạo ion này sẽ được thiết kế nằm ở vị trí trước cửa gió ra (outdoor) để thổi không khí sạch ra bên ngoài khoảng không trong phòng.

Cơ chế hoạt động của máy lọc không khí

Sau khi tìm hiểu về cấu tạo máy lọc không khí và nguyên lý hoạt động, tiếp theo chúng ta tìm hiểu thêm về cơ chế hoạt động của sản phẩm này. Máy lọc khí có 2 loại cơ chế giúp làm sạch không khí là lọc không khí thụ động và lọc không khí chủ động. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 2 cơ chế này qua thông tin ở dưới đây.

Cơ chế lọc không khí thụ động

Lọc khí thụ động chính là phương pháp sử dụng bộ lọc để làm sạch không khí. Cơ chế này sẽ sử dụng quạt hút để lấy không khí từ môi trường ngoài vào bên trong máy rồi đưa qua bộ lọc để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn,…  và được đưa trở lại môi trường ngoài.

Với cơ chế lọc khí thụ động thì bộ lọc thường có nhiều loại màng lọc khác nhau được làm từ những chất liệu như foam, sợi thủy tinh hoặc bông,… Mỗi loại sẽ có tác dụng loại bỏ được các tác nhân gây ô nhiễm dựa trên kích thước hoặc tính chất của chúng. Các loại màng lọc trong sử dụng trong cơ chế lọc thụ động gồm:

  • Màng lọc thô: Có chức năng lọc được bụi kích thước lớn, lông động vật, tóc, một số loại phấn hoa và côn trùng nhỏ.
  • Màng lọc HEPA: Có chức năng lọc được bụi, nấm mốc, phấn hoa,… với kích thước khá nhỏ khoảng 0,3 micromet.
  • Màng lọc than hoạt tính: Có chức năng chính là lọc khí thải có độc, khói thuốc và mùi khó chịu.
Cơ chế của máy lọc không khí
Cơ chế của máy lọc không khí

Cơ chế lọc không khí chủ động

Các dòng máy lọc không khí sử dụng cơ chế lọc chủ động là những máy có áp dụng một số công nghệ khác như sau:

  • Ion hóa: Máy lọc không khí tạo ra các ion âm và ion dương nhằm làm nhiễm điện những tác nhân gây ô nhiễm. Từ đó khiến cho các tác nhân này không thể trôi nổi ở trong không khí mà sẽ bị dính vào các bề mặt ở trong phòng. Lúc này, các bạn có thể dễ dàng làm sạch chúng bằng cách quét dọn, lau chùi hoặc dùng máy hút bụi.
  • Lọc bụi tĩnh điện: Công nghệ này cũng làm nhiễm điện các tác nhân gây ô nhiễm ở trong không khí. Tuy nhiên, sau đó máy lọc khí sẽ hút các tác nhân này bằng tấm tích điện.
  • Tạo ozone: Máy lọc không khí tạo ra ozone nhằm loại bỏ đi các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí.
  • Khử trùng nhiệt động: Máy áp dụng phương pháp xử lý nhiệt này để làm cho các tác nhân gây ô nhiễm trở nên. Không khí từ môi trường ngoài sẽ được dẫn vào máy qua quá trình đối lưu. Sau đó, không khí đi qua lõi gốm có các mao quản siêu nhỏ đã được làm nóng tới 200 độ C để đốt các tác nhân gây ô nhiễm.
  • Chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím: Máy lọc khí sử dụng tia UV để diệt khuẩn, gồm vi khuẩn, virus và nấm mốc.
  • Sử dụng chất tẩy rửa quang xúc tác: Công nghệ này sử dụng ánh sáng tia cực tím kết hợp cùng các chất xúc tác (thường là titan dioxide – TiO2) để tạo ra phản ứng hóa học oxi hóa các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc, mùi hôi và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thành các sản phẩm phụ vô hại.

Hy vọng bài viết mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích khi sử dụng máy lọc không khí chính hãng. Nếu còn thắc mắc về cấu tạo máy lọc không khí hay nguyên lý hoặc cơ chế hoạt động thì hãy bình luận ở dưới bài viết để nhận được đáp án chi tiết nhất nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →