9-11 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam

9-11 là ngày gì? Ngày 9-11 hằng năm được biết đến là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật). Được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật, giáo dục, ý thức tôn trọng pháp luật cho mọi công dân trong xã hội. Và để hiểu rõ hơn về ngày đặc biệt này, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

9-11 là ngày gì? 

Ngày 9-11 được chọn là ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng trong lịch sử của Pháp luật Việt Nam hiện đại. Ghi nhận vai trò quan trọng của pháp luật trong xây dựng và bảo vệ quyền lợi của công dân, đảm bảo công bằng và thượng tôn pháp luật. Tôn vinh những người đã đóng góp vào việc thiết lập, duy trì hệ thống Pháp luật Việt Nam.

9-11 là ngày gì? 
9-11 là ngày gì?

Không chỉ là dịp để tưởng nhớ đến các thành tựu đã đạt được trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ngày 9-11 còn nhấn mạnh vai trò của công dân trong việc tuân thủ, giữ gìn tính chất công bằng của các quy định pháp luật. Đồng thời giúp tăng cường nhận thức về quyền, trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng xã hội công bằng, văn minh và tuân thủ pháp luật. 

Vì sao 9-11 được lấy là ngày Pháp luật Việt Nam?

Nếu như ngày 10-10 hằng năm được lấy là ngày Luật sư Việt Nam do Sắc lệnh 46/SL về tổ chức đoàn thể luật sư được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành vào ngày 10-10-1945. Thì ngày 9-11 được lấy làm ngày Pháp luật Việt Nam bởi đây chính là ngày Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam được thông qua tại Quốc hội khóa I (ngày 09/11/1946).

9 -11 hằng năm được lấy làm ngày Pháp luật Việt Nam
9 -11 hằng năm được lấy làm ngày Pháp luật Việt Nam

Mặc dù đến nay đã có 05 bản Hiến pháp và bản Hiến pháp đang có hiệu lực là Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, ý nghĩa của ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên vẫn luôn được trân trọng. Đây cũng chính là lý do Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quyết định chọn 9-11 là ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sơ lược về bản Hiến pháp năm 1946

Ngày 9-11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá I với 240/242 đại biểu tán thành. Vậy là sau gần 3 thập kỷ, kể từ khi Bản yêu sách của dân An Nam năm 1919 được gửi hội nghị Versailles đến năm l946, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thực hiện.

Bản Hiến pháp năm 1946
Bản Hiến pháp năm 1946

Đó là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà, cũng là Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đông. Hiến pháp này tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam đã độc lập, phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do của công dân. Hiến pháp đã nêu tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam, tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp. 

Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đầy khó khăn, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đe dọa cùng lúc. Khi đó, Hiến pháp 1946 thực sự là công cụ quan trọng và có hiệu lực nhất để bảo vệ nền độc lập, bảo vệ chính quyền cách mạng, thực hiện quyền nhân dân. Tuy không được công bố chính thức nhưng Hiến pháp năm 1946 được đánh giá là bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ.

Những giá trị cốt lõi tốt đẹp trong bản Hiến pháp năm 1946 đã được kế thừa và phát huy trong bốn bản Hiến pháp sau này. Đó là Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 (đang được áp dụng). Bốn bản Hiến pháp là bốn nấc thang ghi nhận và phát triển các quyền cũng như cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.

Ý nghĩa của ngày Pháp luật Việt Nam 9-11 là gì?

Vào Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11 được tổ chức hằng năm nhằm tạo bước phát triển mới, giúp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo đó Ngày Pháp luật Việt Nam có những ý nghĩa như sau:

Ý nghĩa về ngày Pháp luật Việt Nam 9 tháng 11
Ý nghĩa về ngày Pháp luật Việt Nam 9 tháng 11

Thứ nhất: Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho người dân. Với ý nghĩa này, các tổ chức, cá nhân đều tập trung nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật. Góp phần đưa các quy định của pháp luật đi sâu vào đời sống, lan tỏa để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.

Thứ hai: Xây dựng niềm tin, tình cảm và thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đảm bảo sự công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích cho mỗi cá nhân. Ngày Pháp luật ra đời nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.

Thứ ba: Đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo sự bền vững của ý thức pháp luật, kỷ cương, phép nước. Đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Coi trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, bồi dưỡng ý thức; gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Thứ tư: Nâng cao hiệu quả cho việc xây dựng, phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật. Đáp ứng mọi yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức ra sao?

Theo khoản 2 Điều 6, Nghị định 28/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức như sau: Mít tinh, hội thảo, tọa đàm; thi tìm hiểu về pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động hoặc triển lãm. Ngoài ra còn có những hình thức khác do Bộ Tư pháp triển khai và hướng dẫn. 

Các hoạt động diễn ra trong ngày Pháp luật 9-11 hằng năm
Các hoạt động diễn ra trong ngày Pháp luật 9-11 hằng năm

Các hoạt động để hưởng ứng Ngày Pháp luật 9-11 như: chủ động tìm hiểu pháp luật,… đó vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của công dân trong xã hội. Từ đó tăng cường truyền thông chính sách về pháp luật để tạo sự đồng thuận trong xã hội. Từ đó giúp nâng cao hiểu biết, nhận thức, ý thức tôn trọng, thực hiện pháp luật của nhân dân. 

Tăng cường phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, cổng thông tin điện tử của cơ quan, địa phương, qua mạng xã hội, loa truyền thanh cơ sở, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến,… Tổ chức đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật trực tuyến; thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, hoạt động chuyên môn phù hợp với thực tiễn.

Chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước 

Theo điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, nhằm thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, Nhà nước đã đưa ra các chính sách sau đây:

Các chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước
Các chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước
  • Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
  • Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn dân. 
  • Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục về pháp luật. Khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
  • Giáo dục pháp luật trong các cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo: trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, đại học.

Sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra ngày 9-11

Dưới đây là một số sự kiện quan trọng trong nước và quốc tế diễn ra vào ngày 9 tháng 11:

Sự kiện trong nước

  • Ngày 9-11-1831: Vua Minh Mạng đã đổi tên Thǎng Long thành Hà Nội.
  • Ngày 09-11-1949: Bác Hồ có lời huấn thị gửi lớp “Chuẩn bị tổng phản công” của Trường Trung học Lục quân Trần Quốc Tuấn (ngày nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1), đăng trên Báo Cứu quốc.
  • Ngày 9-11-1964: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thǎm đoàn không quân Sao Đỏ (hay Trung đoàn không quân tiêm kích 921). 
Ngày 9-11-1964, Bác đã đến thǎm đoàn không quân Sao Đỏ
Ngày 9-11-1964, Bác đã đến thǎm đoàn không quân Sao Đỏ

Sự kiện quốc tế

  • Ngày 9-11-1953: Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia, và ngày 9/11 được chọn là ngày Quốc khánh của Campuchia. 
  • Ngày 9-11-1989: Bức tường Berlin chính thức sụp đổ sau hơn 28 năm chia cắt Đức Đông và Đức Tây. Đây cũng là ngày bắt đầu của sự tan rã của Liên bang Xô viết.

Theo dấu chân Người

  • Ngày 9-11-1920: Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc mít tinh do Đảng Xã hội tổ chức để kỷ niệm 3 năm ngày thành lập nước Nga Xô viết.
  • Ngày 9-11-1923: Tờ báo “La Vie Ouvrière” (Đời sống Thợ thuyền) đã đăng 3 bài báo của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Bao gồm “Chính sách thực dân Anh”, “Phong trào công nhân” và “Nhật Bản”. Điều đó cho thấy mối quan tâm của nhà cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết 9-11 là ngày gì cũng như những thông tin liên quan đến Ngày Pháp luật Việt Nam. Đồng thời nắm được những sự kiện quan trọng ở trong nước và quốc tế diễn ra vào ngày 9 tháng 11. 

Xem thêm:: Tổng hợp những STT chào ngày mới hay nhất

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →