Vi phạm hành chính là gì? Những điều bạn cần biết

Trong xã hội có rất nhiều hành vi ứng xử vi phạm về quản lý hành chính. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vi phạm hành chính (VPHC) là gì? Đặc điểm hành vi vi phạm hành chính như thế nào? Nhận thấy có nhiều thắc mắc của các bạn về vấn đề này nên trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhằm giải đáp những thắc mắc trên của các bạn. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

khái niệm vi phạm hành chính
Những quyết định về việc xử lý vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là gì? Các dấu hiệu nhận biết?

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC trước đó đã thực hiện hành vi VPHC này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời gian xử lý.

Vi phạm hành chính có tổ chức là trường hợp các cá nhân, tổ chức câu kết với các cá nhân, tổ chức khác để cùng thực hiện hành vi VPHC.

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt và áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp nhằm khắc phục hậu quả đối với cá nhân hoặc các tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật.

– VPHC có các dấu hiệu như sau:

+ Thứ nhất, hành vi đó là hành vi có lỗi được thể hiện dưới hình thức có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi thuộc trạng thái tâm lý, thái độ của chủ thể vi phạm đối với hành vi, hậu quả của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi.

tìm hiểu vi phạm hành chính
Không ký biên bản vi phạm hành chính sẽ bị xử lý như thế nào?

Hình thức của lỗi cố ý thể hiện khi chủ thể có hành vi VPHC nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng có ý thức làm  cho hậu quả xảy ra.

+ Thứ hai, hành vi trái với pháp luật đó thuộc hành vi có biểu hiện ra bên ngoài của VPHC. Không có hành vi thì sẽ không có vi phạm pháp luật. Hành vi được biểu hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật.

+Thứ ba, hành vi đó theo quy định của pháp luật là phải bị xử phạt về VPHC.

+Thứ tư, hành vi đó do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, đây là dấu hiệu xác định “chủ thể” của hành vi vi phạm.

Những yêu cầu khi xác định hành vi vi phạm hành chính 

– Xác định loại vụ việc vi phạm và tính chất vi phạm.

– Xác định xem vụ việc thuộc lĩnh vực nào và lựa chọn văn bản pháp luật phù hợp để áp dụng đối với VPHC.

– Xác định thật chính xác hành vi vi phạm.

Một số ví dụ về những hành vi vi phạm hành chính như sau:

– Cơ sở sản xuất kinh doanh của ông Nguyễn Văn B  không có phương tiện phòng cháy, chữa cháy; 

– Anh B đi xe máy vào phần đường cấm; 

– Doanh nghiệp của chị C sản xuất, kinh doanh, hàng giả, hàng kém chất lượng…

vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính nghiêm trọng là gì?

Những luật xử lý vi phạm hành chính hợp nhất là gì?

  1. Người có thẩm quyền ban hành về quyết định xử lý vi phạm có sai sót và cơ quan phải kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện quyết định.
  2. Việc xem xét và xử lý trách nhiệm đối với người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm có sai sót phải căn cứ vào tính chất, nội dung, mức độ sai sót của quyết định và hậu quả do việc thực hiện quyết định đó gây ra đối với cá nhân hoặc tổ chức có liên quan. Trên cơ sở về tính chất, mức độ lỗi của người đã ban hành, tham mưu ban hành quyết định đó.
  3. Về việc xem xét trách nhiệm được thực hiện như sau:

– Cơ quan của những người có thẩm quyền đã ban hành quyết định về xử lý VPHC có sai sót phải tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của người đã ban hành quyết định đó, và đồng thời xem xét trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ban hành quyết định về xử lý vi phạm sai sót;

– Cán bộ, công chức và viên chức trong quá trình ban hành quyết định về xử lý vi phạm có sai sót, tùy theo tính chất và mức độ lỗi, nội dung có sai sót của quyết định thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; Nếu có gây thiệt hại thì phải bồi hoàn về trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật; trường hợp gây nên hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

tra cứu vi phạm hành chính
Tra cứu vi phạm hành chính qua hình ảnh

Phân biệt điểm khác hành vi vi phạm hành chính với tội phạm hình sự:

  Hành vi VPHC Tội phạm hình sự
Khái niệm Là hành vi có lỗi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải tội phạm và theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt.

 

Là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được đã được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm đến chế độ chính trị, đến nền  kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân, xâm phạm nhiều lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa  theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Mức độ nguy hiểm cho xã hội Thấp Cao
Đối tượng bị xử phạt Cá nhân, tổ chức Cá nhân ( Theo BLHS 1999)

Cá nhân, tổ chức (BLHS 2015)

Cơ quan có thẩm quyền xử lý Tùy vào  từng trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ được giao cho nhiều cơ quan và những người có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Chỉ do Tòa án xét xử
Thủ tục xử lý Thủ tục xử phạt phần lớn mang tính đơn phương từ phía cơ quan hành chính của nhà nước, mặc dù pháp luật có quy định quyền khiếu nại, tố cáo của đối tượng bị xử lý vi phạm Người phạm tội bị truy tố trước rồi Tòa án theo thủ tục tố tụng tư pháp, có sự tham gia của các luật sư nhằm bảo đảm đến quyền công dân mức cao nhất chỉ bị kết tội bởi bản án hình sự khi có đầy đủ các chứng cứ, rõ ràng và sau những thủ tục tranh tụng công khai và bình đẳng
Chế độ xử phạt Nhẹ.

Chủ yếu đánh vào vật chất và tinh thần của người vi phạm nhằm cảnh cáo hoặc răn đe.

Nặng

Hình phạt liên quan đến việc tước quyền tự do của người phạm tội.

lỗi vi phạm hành chính
Ví dụ về hành vi VPHC

Ví dụ về vi phạm hành chính và tội phạm:

Anh A và anh B, do xảy ra xung đột nên đã đánh nhau. Và anh B đã phải vào bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra khỏe thì bác sĩ kết luận mức độ thương tật của anh B dưới 11%. Ở trường hợp này thì hành vi của anh  A chỉ là hành vi VPHC và bị xử phạt hành chính về hành vi đánh nhau.

Nhưng nếu trường hợp anh A sử dụng cán cuốc đập vào đầu anh  B khiến anh B bị thương mặc dù mức độ bị thương chỉ dưới 11% nhưng anh A vẫn bị coi là tội phạm và bị xử lý hình sự.

Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng giúp các bạn hiểu hơn về vi phạm hành chính là gì? Mỗi chúng ta hãy là một công dân ưu tú, biết và thực hiện đúng luật để tránh những điều không hay xảy ra nhé! 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →