Tự trọng nghĩa là gì? Những điều cần biết về tự trọng

Tự trọng được đánh giá là một phẩm chất cao đẹp của con người. Vậy tự trọng là gì? Điều gì sẽ xảy ra khi có lòng tự trọng quá thấp hoặc quá cao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!

Giải đáp: Tự trọng nghĩa là gì? 

Tự trọng là từ được dùng để chỉ việc một ai đó biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình. Những người có tự trọng là những người biết điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, nó được hiện rất rõ thông qua các hành động như: Cư xử đàng hoàng, giữ đúng lời hứa, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình…

Tự trọng nghĩa là gì
Tự trọng nghĩa là gì? Định nghĩa về tự trọng

Lòng tự trọng luôn tồn tại bên trong mỗi chúng ta, nó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nên hình ảnh và nhân cách của một con người. Là một trong những thước đo để những người xung quanh đánh giá về nhân cách của một người. Nó giúp con người xác định được một người nào đó có đáng được tôn trọng và tín nhiệm hay không? 

Người có lòng tự trọng là gì? Các cấp bậc của lòng tự trọng

Người có lòng tự trọng là người hiểu được đúng về giá trị của mình. Hiểu rõ được bản thân mình là ai, có những những điểm ưu tú cũng như khuyết điểm nào? Là người biết được việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Đồng thời những người có ý thức về việc bảo vệ lòng tự trọng của bản thân. 

Lòng tự trọng của con người được phân chia thành 3 cấp độ đó là: 

  • Lòng tự trọng thấp: Người có lòng tự trọng thấp thường là người khá ích kỷ, vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng làm những việc trái với đạo đức, chuẩn mực cả xã hội. Những người này dễ có những hành động làm mất đi sự tôn trọng của người khác đối với mình, dễ dàng buông bỏ lòng tự trọng của  mình vì lợi ích nhất thời. 
lòng tự trọng
Các cấp bậc của lòng tự trọng trong cuộc sống
  • Lòng tự trọng cao: Những người có lòng tự trọng cao không bao giờ coi rẻ nhân phẩm của mình. Họ luôn có những hành động đúng chuẩn mực và những suy nghĩ đúng đắn. 
  • Lòng tự trọng quá cao: Hay còn được gọi là lòng tự trọng bị thổi phồng, là việc một cá nhân đánh giá quá cao về  tiềm năng của chính mình. Những người có lòng tự trọng quá cao thường có chủ nghĩa vị kỷ, coi thường ý kiến, quan điểm của người khác. Quá nhạy cảm với sự đánh giá nhận xét của người khác với mình, có nhu cầu được mọi người tôn trọng cao hơn mọi người. Bảo vệ sự tự tôn của mình một cách thái quá.

Xem thêm::
Lươn lẹo là gì?
Ba phải nghĩa là gì?
Duyên âm là gì?

Vì sao cần phải có lòng tự trọng?

Lòng tự trọng không chỉ đơn thuần là một phẩm chất cao quý của con người, nó còn đem đến cho con người nhiều ý nghĩa tích cực như: 

  • Nó chính là thước đo của sự tôn trọng: Người có lòng tự trọng sẽ biết “dạy” người khác cách tôn trọng mình. Hay nói cách khác nhìn nhìn vào sự tự trọng của một người mà những người xung quanh có thể đánh giá được việc người này có đáng tôn trọng hay không? Người có lòng tự trọng cao sẽ được mọi người tôn trọng và yêu mến. 
  • Người có lòng tự trọng không chỉ biết cách tôn trọng chính bản thân mà còn biết cách tôn trọng người khác. 
  • Lòng tự trọng là nhân tố quan trọng tạo động lực để chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống để có thể hoàn thành được nhiệm vụ đã được giao bằng năng lực của mình. 
  • Lòng tự trọng không cho phép chúng ta hạ thấp giá trị của bản thân và có những hành động ích kỷ, trái với lương tâm đạo đức và pháp luật.
  • Bên cạnh đó nó còn giúp con  người nâng cao giá trị của bản thân trong mắt mọi người xung quanh.
tự trọng
Tìm hiểu vòng tự trọng của con người

Những biểu hiện của người có lòng tự trọng là gì?

Trong bất kỳ xã hội nào thì lòng tự trọng cũng là điều đáng quý và đáng được ca ngợi. Con người cần phải có lòng tự trọng để biết được cách đối nhân xử thế, biết được việc gì đúng, việc gì sai, ngăn chặn bản thân có những hành vi trái với lương tâm. Từ đó nhận được sự tôn trọng và kính nể của người xung quanh. Vậy những người có lòng tự trọng sẽ có đặc điểm như thế nào? 

  • Là người có trách nhiệm với công việc, luôn cố gắng hoàn thành công việc, nhiệm vụ mình được giao bằng chính năng lực bản thân. 
  • Có trách nghiệm với những hành động của mình, luôn sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra. Không thoái thác, trốn tránh, đổ lỗi cho người khác để phủ nhận những sai sót của bản thân. 
  • Có thể tự nhận ra lỗi lầm của bản thân và luôn lắng nghe góp ý của những người xung quanh với thái độ cầu tiến. 
  • Sống nhã nhặn, luôn chan hòa vui vẻ với mọi người xung quanh. Bởi họ luôn ý thức được rằng  tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng chính bản thân mình. 
  • Có chính kiến, kiên định với các định hướng và mục tiêu của bản thân. Không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực. 
  • Ngoài ra, tự trọng còn được thể hiện trong những hành động nhỏ như: không tham tiền bạc của người khác, khi nhặt được của rơi sẽ trả lại cho người mất, lỡ va quệt vào người sẽ xin lỗi và hỏi han người đó cẩn thận,…. 
Người có lòng tự trọng là người có trách nhiệm cao
Người có lòng tự trọng là người có trách nhiệm cao

Lòng tự trọng thấp biểu hiện và hậu quả

Trong phần này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn lòng tự trọng thấp. Để từ đó có thể nhận định và đánh giá khách quan hơn về vấn đề này. Cùng theo dõi những thông tin trong phần này của bài viết để hiểu được những biểu hiện của lòng tự trọng thấp cùng cách khắc phục chúng nhé!

Biểu hiện của lòng tự trọng thấp

Những người có tự trọng thấp thường có những đặc điểm sau: 

  • Một người có lòng tự trọng thấp thường rất sợ mình mắc phải sai lầm trong cuộc sống. Ngay cả khi họ đã là người trưởng thành thì nỗi lo lắng về việc mình sai phạm và bị của trách vẫn ám ảnh họ. Đồng thời họ cũng rất sợ người khác biết được rằng mình làm sai. Chính vì thế, nếu họ có làm sai một điều gì đó sẽ cố gắng tìm cách để đổ lỗi và gạt hết trách nhiệm ra khỏi bản thân.
  • Một người có lòng tự trọng thấp dễ chấp nhận sự phủ nhận bản thân mình đồng thời họ cũng dễ nổi nóng, hay cáu kỉnh và dễ tổn thương. Vì không tự tin nên họ rất khó để có thể kiềm chế được cảm xúc của mình
  • Những đối tượng này thường rất để ý tới sự đánh giá của người khác, có sự nhạy cảm quá mức, một ánh mắt cũng khiến họ suy nghĩ không biết mình có làm sai gì không, chứng tỏ bên trong họ là người rất yếu đuối.
  • Họ luôn cảm thấy mình tự ti, kém cỏi mặc dù đã đạt được không ít thành quả trong cuộc đời.
  • Nhạy cảm với những lời đánh giá nhận xét của mọi người, vì không đánh giá đúng năng lực của mình nên luôn mặc cảm cho rằng mọi người cũng đánh giá mình yếu kém mặc dù mọi người xung quanh chỉ góp những khía cạnh rất nhỏ. 
Những người có lòng tự trọng thấp là người luôn trốn tránh trách nghiệm
Những người có lòng tự trọng thấp là người luôn trốn tránh trách nghiệm

Hệ lụy của việc có lòng tự trọng thấp

Việc có lòng tự trọng thấp dẫn đến rất nhiều hệ lụy trọng cuộc sống. Dưới là một số điều tiêu cực mà tự trọng thấp mang lại.

  • Rất khó để có được sự thành công và công nhận của người khác trong cuộc sống.
  • Không đánh giá được đúng năng lực của bản thân, cảm thấy mình kém cỏi hơn người khác, cảm thấy bản thân không đủ tài năng, không đủ giỏi giang. Từ đó không dám đặt ra mục tiêu lớn.
  • Họ sợ phạm sai lầm, sợ thất bại, sợ bị người khác từ chối, sợ lòng tự trọng bị tổn thương, sợ bị coi thường từ đó dẫn đến việc quá nhạy cảm, dễ tổn thương và dễ tự ái. 
  • Dễ bị người khác coi thường, không nhận được sự đánh giá cao của mọi người xung quanh. 
  • Dễ dàng chấp nhận số phận, sự đánh giá không đúng của người khác về bản thân. Đồng thời họ không dám đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của bản thân. 

Làm sao để nâng cao lòng tự trọng của bản thân?

Việc có lòng tự trọng thấp sẽ khiến bản thân trở nên tự ti và nhút nhát, dễ đánh mất giá trị bản thân. Đồng thời rất khó để thành công và đón nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vậy là sao để nâng cao lòng tự trọng của mình? 

  • Suy nghĩ chín chắn hơn: Những suy nghĩ tích cực sẽ luôn là liều thuốc tốt nhất giúp cho bạn thoát khỏi sự u mê, lạc lối. Bạn hãy tự biến mình trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho bản thân. Tự an ủi tinh thần của mình để tự tin hơn, bớt đi sự nhạy cảm để có thể đón nhận ý kiến đánh giá của người khác và thay đổi theo hướng tích cực.
Phát triển bản thân để trở  nên tự tin và tự trọng hơn
Phát triển bản thân để trở  nên tự tin và tự trọng hơn
  • Đặt mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng: Hãy ghi ra tất cả những điều mà bạn đang rất muốn thực hiện nó ra một tờ giấy. Chỉ khi bạn có những mục tiêu cụ thể thì bạn mới biết được những hành động tiếp theo mình cần phải làm gì. Có như vậy bạn mới có được sự tự tin vào bản thân và những việc mình sắp làm.
  • Giúp đỡ người khác: Khi bạn cho đi một điều gì, thứ bạn nhận lại không phải là giá trị về vật chất nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và bình an trong lòng. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn tăng sự hài lòng với bản thân, cảm thấy bản thân mình có giá trị hơn. Từ đó giúp nâng cao sự tự trọng ở bên trọng con người của bạn.
  • Thay đổi góc nhìn về sự hoàn hảo: Người có lòng tự trọng thấp thường đánh giá thấp bản thân mình do luôn thấy mình yếu kém hơn người khác. Nhưng bạn cần nhớ rằng trên đời này không có bất cứ thứ gì sinh ra đều hoàn hảo cả, bạn có những khuyết điểm và người khác cũng vậy. Hãy cải thiện những điểm yếu của mình để trở nên tốt hơn, tự tin hơn. Từ đó sẽ không dễ dàng chấp nhận sự trà đạp của người khác.

Trên đây là tổng hợp những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về lòng tự trọng. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã biết được tự trọng nghĩa là gì? Các cấp bậc của lòng tự trọng cũng như cách để nâng cao phẩm chất này. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →