Nuôi cấy mô tế bào là gì? Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là gì?

Nuôi cấy mô tế bào là một trong những kỹ thuật quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ngành nông nghiệp, nuôi trồng thực vật. Cũng do đó các thông tin về công nghệ, kỹ thuật và ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là gì cũng đang nhận về khá nhiều sự quan tâm từ phía người dùng. Vì vậy trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này nhé!

nuôi cấy mô tế bào là gì
Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp đem đến những cải tiến về năng suất

Nuôi cấy mô tế bào là gì? Tìm hiểu về nuôi cấy mô tế bào thực vật

Nuôi cấy mô tế bào bao gồm tất cả những kỹ thuật được sử dụng để cấy và duy trì mô tế bào trong điều kiện vô trùng. Nuôi cấy mô tế bào được thực hiện trên cả động vật và thực vật. Về cơ bản nó được thực hiện trên các môi trường với các thành phần đã được xác định từ trước đó. 

Nuôi cấy mô tế bào thực vật được thực hiện trên tất cả các phần của thực vật. Bao gồm: Tế bào đơn, các cơ quan sinh trưởng và mô sẹo,… Dựa trên các kỹ thuật hiện đại, người thực hiện có thể dễ dàng tách rời các tế bào thực vật để đưa chúng vào các môi trường dinh dưỡng thích hợp. Thông qua đó hỗ trợ quá trình phân chia, hình thành cơ quan, phát triển hoàn chỉnh. Thực chất đây là phương pháp nghiên cứu trên nhiều phương diện từ sinh hóa học, sinh lý học, cấu trúc thực vật và di truyền học. 

Các cơ sở nuôi cấy mô tế bào

Về cơ sở nuôi cấy mô tế bào, kỹ thuật này được thực hiện dựa trên hai cơ sở là tính toàn năng của tế bào cũng như khả năng phân hóa, phản phân hóa. Cụ thể như sau:

Tính toàn năng

Mỗi tế bào đều có chứa hệ gen quy định của loài đó với đầy đủ thông tin. Theo đó chúng có thể sinh sản vô tính nếu được nuôi cấy trong các môi trường thích hợp. Từ đó tạo tiền để để phát triển thành cá thể hoàn chỉnh.   

nuôi cấy mô tế bào
Nuôi cấy mô tế bào được thực hiện trên các cơ sở gì?

Phân hóa và phản phân hóa

  • Phân hóa: Là quá trình biến đổi từ tế bào phôi thành tế bào chuyên hóa mà vẫn đảm bảo các chức năng. 
  • Phản phân hóa: Là quá trình chuyển hóa ngược lại từ tế bào chuyên hóa về tết bào phôi và tiếp tục phân chia. 

Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là gì?

Công nghệ nuôi cấy mô tế bào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao hiệu suất và giá trị cho công tác nuôi trồng và kinh doanh. Không chỉ giúp đảm bảo chất lượng cây giống, nó còn giúp hạn chế và kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ tạo và nuôi trồng các loại cây mà không cần hạt mầm hay quá trình thụ phấn thông thường. 
  • Tái tạo các loại cây hoàn chính từ tế bào thực vật. 
  • Cải tiến và nâng cấp các giống cây cũ với năng suất và chất lượng tốt hơn. 
  • Các cây non được sản xuất hàng loạt trong cùng một môi trường nên có sự đồng nhất về hình thái cùng chất lượng. 
  • Kiểm soát và loại bỏ các mẫu cây bị nhiễm mầm bệnh, virus hiệu quả. 
nuôi cấy mô tế bào để làm gì
Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là gì?

Công nghệ nuôi cấy mô tế bào đang được ứng dụng như thế nào?

Với những ưu điểm tuyệt vời trên, phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã và đang được áp dụng ngày càng rộng rãi đặc biệt trong các công tác nghiên cứu và sản xuất. Vậy nuôi cấy mô tế bào đang được ứng dụng như thế nào?

  • Phương pháp nuôi cấy phấn và chồi được áp dụng nhằm đa dạng hóa các giống cây, cây cảnh, các giống hoa với số lượng lớn, chất lượng cao. 
  • Trên cơ sở tế bào học, nó được sử dụng để phân tích, bảo tồn các giống cây quý, đang bị đe dọa. 
  • Đồng thời thông qua đó giúp các đơn vị loại bỏ cây có mầm bệnh, khó sinh trường để không làm lây lan sang các cá thể khác. 
  • Ngoài ra việc hiểu và nắm rõ được chất lượng cũng như tình trạng sinh trưởng của cây giúp đưa ra biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng cây phù hợp hơn. 

Quy trình thực hiện nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

Nuôi cấy mô tế bào được ứng dụng phổ biến và hiệu quả nhất trong các quy trình thực hiện nhân giống. Vậy các bước tiến hành được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy

Vật liệu nuôi cấy phải được đảm bảo về chất lượng, sạch bệnh. Các mô phân sinh tại đỉnh đồi, đỉnh rễ và các bộ phận non tốt. 

Bước 2: Khử trùng

Toàn bộ dụng cụ phải được tẩy rửa, khử trùng trước khi đưa vào sử dụng. Sau khi được khử trùng, thực hiện cắt đỉnh sinh trường thành các phần nhỏ, tẩy rửa và khử trùng ngay sau đó. 

nuoi-cay-mo-te-bao-2021
Quy trình nhân giống bằng mô tế bào gồm mấy bước?

Bước 3: Tạo chồi

Đây là một trong những bước quan trọng trong quá trình nhân giống. Nó quyết định tới 70% kết quả quá trình. Để làm được điều đó, chúng ta cần đảm bảo môi trường dinh dưỡng bao gồm:

  • Nguyên tố đa lượng: S, Ca, N, K, P
  • Nguyên tố vi lượng: Mo, I, Fe, B, Cu
  • Đường: Saccarozơ, Glucozơ.
  • Điều hòa, thúc đẩy sinh trưởng: Cytokinin,  Auxin. 

Bước 4: Tạo rễ

Khi chồi đã đạt tiêu chuẩn về số lá và chiều cao sinh trường, cây non được chuyển qua môi trường tạo rễ. Lúc này cây cần được bổ sung các chất kích thích như: IBA, auxin,…

Bước 5: Đưa cây về môi trường thích ứng

Sau khi đã hoàn tất các bộ phận sinh trường, cây non được bắt đầu tập thích ứng với môi trường tự nhiên cả về nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm. 

Bước 6: Di chuyển cây về vườn ươm

Khi đã thích ứng tốt, đủ chiều cao và đủ lá, cây được đưa về vườn ươm để chăm sóc và phát triển. 

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu nhanh về nuôi cấy mô tế bào cũng như đặc điểm, ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là gì? Có thể thấy với phương pháp này, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng giống cũng như các mầm bệnh khi nuôi trồng. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể đưa đến cho bạn những thông tin hữu ích!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →