[Góc giải đáp]: Nên mua máy hủy tài liệu loại nào?

Nên mua máy hủy tài liệu loại nào là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong thời gian. Đặc biệt hơn khi thiết bị này ngày càng trở nên quan trọng tại các văn phòng hay doanh nghiệp. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra các gợi ý và lời khuyên hữu ích dành cho bạn. 

Nên mua máy huỷ tài liệu loại nào
[Góc giải đáp]: Nên mua máy hủy tài liệu loại nào?

Máy hủy tài liệu là gì?

Máy hủy tài liệu hay máy hủy giấy, máy cắt hủy giấy, máy tiêu hủy tài liệu,… là thiết bị chuyên dụng được sử dụng để cắt các loại tài liệu thành sợi, vụn hoặc siêu vụn. 

Theo tìm hiểu, chiếc máy hủy tài liệu đầu tiên trên thế giới thiết kế năm 1908 bởi nhà phát minh Abbott Augustus Low (1844 – 1912). Đến năm 1936, phiên bản này được hoàn thiện bởi Adolf Ehinger và sau đó, Ehinger giới thiệu sản phẩm của mình tới cơ quan chính phủ và tổ chức tài chính. Do đó, công ty của ông chính là nơi sản xuất hàng đầu về máy hủy tài liệu. 

Máy huỷ tài liệu là gì
Máy hủy tài liệu là gì?

Máy hủy tài liệu có cấu tạo đơn giản với các bộ phận gồm dao cắt, lưỡi dao, bánh răng, thùng chứa rác, đầu máy,… Bộ phận lưỡi dao được sắp xếp theo cách đặc trưng để khi người dùng bỏ tài liệu vào thì motor hoạt động để tiêu hủy chúng. 

Phân loại máy hủy tài liệu

Hiện nay, máy huỷ tài liệu có nhiều loại và được phân theo các tiêu chuẩn sau:

1. Theo kích thước huỷ tài liệu

Nên mua máy huỷ tài liệu loại nào
Các dạng hủy cơ bản
  • Máy hủy tài liệu dạng sợi: Có kết cấu lưỡi dao cắt song song trên khung thép để hủy tài liệu thành các sợi dài khoảng từ 15-20 sợi cho 1 tờ A4. 
  • Máy hủy vụn: Hỗ trợ tiêu hủy tài liệu thành các mảnh vụn nhỏ với cấu tạo hệ thống lưỡi dao được sắp xếp chéo nhau và hoạt động đồng bộ cùng đồng hồ điện tử (hoặc cơ). 
  • Máy huỷ siêu vụn: Loại máy này có thiết kế lưỡi dao sắc bén, xếp so le nhau một cách chặt chẽ để hủy tài liệu thành các mảnh siêu vụn đều nhau. 

2. Theo kiểu vận hành thiết bị

  • Máy huỷ giấy bằng tay: Được thiết kế một tay quay trên nắp máy và khi vận hành thì người dùng phải đưa giấy vào máy rồi cầm tay đó quay. Loại máy này có cơ chế vận hành thủ công, phù hợp với nhu cầu hủy sợi, số lượng tài liệu ít và không thường xuyên.  
  • Máy huỷ tài liệu tự động: Đây là dòng máy hiện đại, vận hành tự động và việc cần làm là chỉ cần kết nối máy với nguồn điện, bật công tắc và đưa tài liệu vào khe hủy. 
Nên mua máy huỷ tài liệu loại nào
Máy hủy tài liệu tự động, hiện đại

3. Theo công suất hủy

  • Máy huỷ giấy mini, cá nhân: Thường có kích thước nhỏ, công suất hủy thấp khoảng 3-7 tờ A4/lần; phù hợp sử dụng cho cá nhân hoặc nhu cầu hủy ít, không thường xuyên.
  • Máy huỷ tài liệu văn phòng: Đa dạng các mẫu mã với khả năng hủy tương đối từ 9-16 tờ A4/lần, thường được thiết kế thêm hệ thống bánh xe để dễ dàng cho việc di chuyển đến nhiều nơi. 
Nên mua máy huỷ tài liệu loại nào
Máy hủy tài liệu công nghiệp với khả năng vận hành liên tục
  • Máy huỷ giấy công nghiệp: Sở hữu kích thước lớn và công suất hủy cao nên thường được dùng để đáp ứng cho nhu cầu huỷ tài liệu số lượng lớn trong thời gian dài. Nhiều sản phẩm được thiết kế về khả năng làm việc 24/24 giờ. 

Máy hủy tài liệu bao nhiêu tiền?

Có thể nói, tùy thuộc vào loại máy và model máy thì mức giá sẽ khác nhau. Ngoài ra, giá thành cũng có sự khác biệt giữa các đơn vị cung cấp và thương hiệu. Dưới đây là mức giá máy hủy tài liệu của một số thương hiệu nổi tiếng. Mời bạn tham khảo:

  • Máy hủy tài liệu Silicon: 1.990.000 – 46.290.000 VNĐ
  • Máy hủy tài liệu Balion: 2.750.000 – 5.340.000 VNĐ
  • Máy hủy tài liệu Ziba: 3.430.000 – 9.450.000 VNĐ
  • Máy hủy tài liệu Nikatei: 3.500.000 – 23.500.000 VNĐ
  • Máy hủy tài liệu Bonsaii: 3.600.000 –  4.950.000 VNĐ
  • Máy hủy tài liệu Timmy: 1.670.000 – 3.625.000 VNĐ
  • Máy hủy tài liệu Bonsaii: 4.050.000 – 5.500.000 VNĐ

Do đó, để sở hữu một model máy hủy tài liệu giá rẻ và chất lượng thì quý khách nên tìm mua tại các đơn vị cung cấp uy tín, có thông tin địa chỉ rõ ràng. Tham khảo một số địa chỉ mua máy hủy tài liệu nổi tiếng đó là Điện máy Yên Phát, Sàn thương mại Hoàng Liên,…

Giải đáp: Nên mua máy hủy tài liệu loại nào?

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại máy hủy tài liệu đến từ các thương hiệu nổi tiếng hiện nay. Điều này gây hoang mang cho khách hàng, đặc biệt với người tiêu dùng không am hiểu về sản phẩm cũng như không có kinh nghiệm sẽ rất dễ mua phải hàng kém chất lượng và không phù hợp. Dưới đây chúng tôi cung cấp các tiêu chí để chọn mua máy hủy tài liệu tốt nhất. 

1. Dựa vào nhu cầu huỷ tài liệu

Nên mua máy huỷ tài liệu loại nào
Căn cứ vào nhu cầu hủy tài liệu

Điều đầu tiên mà người mua cần xác định đó chính là chọn kiểu hủy, tức là cần xác định được mức độ bảo mật thông tin tại nơi sử dụng. Với cách phân loại như trên, khách hàng có thể lựa chọn kích thước hủy phù hợp nhất. 

2. Dựa theo công suất huỷ

Công suất hủy sẽ phụ thuộc vào số lượng tài liệu mà mỗi ngày tổ chức, doanh nghiệp cần hủy. Thông thường, nếu như bạn cần hủy tài liệu số lượng ít hay dùng cho cá nhân thì có thể lựa chọn loại máy mini hoặc thủ công. 

Nên mua máy huỷ tài liệu loại nào
Căn cứ vào số lượng tiêu hủy hàng ngày

Ngược lại, nếu số lượng tài liệu cần hủy nhiều và thường xuyên thì có thể chọn loại máy hủy văn phòng; còn nếu số lượng tài liệu cần hủy một ngày nhiều và cần hủy thời gian dài thì nên chọn dòng máy hủy công nghiệp. 

3. Dựa theo thương hiệu

Trên thị trường hiện nay, máy hủy tài liệu rất đa dạng và phần nào bị bão hòa. Điều này ngoài đem đến nhiều sự lựa chọn khi mua sắm còn dẫn đến sự khó khăn trong lựa chọn sản phẩm. Vì thế, khách hàng cần tìm hiểu và chọn một thương hiệu máy hủy tài liệu có tiếng giúp phần nào đảm bảo chất lượng và có dịch vụ cùng chế độ bảo hành tốt. 

Xem thêm: [Giải đáp]: Máy huỷ tài liệu tiếng anh là gì?

Gợi ý top 3 máy hủy tài liệu chạy ổn định, tốt nhất

Với các tiêu chí đưa ra nên chọn mua máy hủy tài liệu nào, dưới đây chúng tôi gợi ý đến bạn đọc top 3 máy hủy tài liệu tốt nhất và đáng mua nhất hiện nay. 

1. Máy huỷ tài liệu đa năng Silicon PS-510C

Silicon PS-510C là model đầu tiên mà chúng tôi muốn gợi ý đến bạn đọc. Sản phẩm này được xem là mẫu máy đa năng khi sở hữu đặc điểm của mẫu máy hủy văn phòng và mẫu máy hủy công nghiệp. 

Nên mua máy huỷ tài liệu loại nào
Máy huỷ tài liệu đa năng Silicon PS-510C

Máy huỷ tài liệu Silicon PS-510C có khả năng hủy được giấy A3 và A4 với công suất 32 tờ cho A4 và 23 tờ cho A3. Tốc độ hủy 3,5m.phút và có thể hủy liên tục được 300 tờ. Đặc biệt, dung tích thùng chứa rác cực lớn lên đến 80 lít cùng độ ồn chỉ 58dB vô cùng tiện lợi khi sử dụng.

Thông số kỹ thuật của máy huỷ tài liệu Silicon PS-510C là: 

  • Kiểu hủy: Sợi
  • Công suất hủy: 32 tờ/ lần (A4) / 23 tờ/lần (A3)
  • Tốc độ hủy: 3.5m/phút
  • Kích thước khe hủy: 310mm
  • Khả năng hủy: Giấy, đĩa CD
  • Dung tích thùng đựng rác: 80L
  • Độ ồn: 58dB
  • Kích thước hủy: 4x30mm
  • Kích thước toàn bộ máy: 520x385x895mm
  • Khối lượng: 68.7kg
  • Chức năng đi kèm: Chống kẹt giấy, tự động dừng khi kẹt giấy,…

2. Máy hủy tài liệu công suất lớn NiKatei PS-780C

Máy huỷ tài liệu NiKatei PS-780C là dòng máy hủy công nghiệp với tốc độ 18 tờ A4/lần cùng tốc độ hủy lên đến 3m/phút. Thời gian vận hành tối thiểu của NiKatei PS-780C là trên 15 phút, khả năng hủy đa dạng từ tài liệu mềm như giấy cho đến tài liệu cứng như đĩa nhựa, CD, DVD, thẻ ngân hàng,…

Nên mua máy huỷ tài liệu loại nào
Máy hủy tài liệu công suất lớn NiKatei PS-780C

NiKatei PS-780C được thiết kế màn hình LED hiển thị tình trạng hoạt động nên người dùng có thể quan sát quá trình hủy tiện lợi. Độ ồn khi vận hành dưới 55dB không làm ảnh hưởng đến các hoạt động xung quanh. Một số chức năng khác như báo thùng rác đầy, tự khởi động và tự dừng, đảo ngược khi kẹt giấy,…

Các thông số kỹ thuật của máy hủy tài liệu NiKatei PS-780C: 

  • Kiểu hủy: Vụn
  • Công suất hủy: 18 tờ A4/lần
  • Tốc độ hủy: 3m/phút
  • Kích thước khe hủy: 230mm
  • Kích cỡ khe hủy thẻ: 35/9mm
  • Khả năng hủy: Giấy, đĩa CD, các loại thẻ,…
  • Dung tích thùng đựng rác: 32L
  • Độ ồn: 55dB
  • Kích thước hủy: 4x40mm
  • Kích thước toàn bộ máy: 396x313x629mm

3. Máy huỷ tài liệu văn phòng Balion NH-8600C

Balion NH-8600C sản xuất trên công nghệ Đức, đạt chuẩn quốc tế về tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng. Model này sở hữu thiết kế tinh tế, màu sắc nhã nhặn nên phù hợp với mọi không gian sử dụng. Đặc biệt, thùng rác được bố trí kiểu cửa mở, có cửa sổ phía trước vô cùng tiện lợi cho người dùng. 

Nên mua máy huỷ tài liệu loại nào
Model máy hủy tài liệu dành cho văn phòng Balion NH-8600C

Khả năng hủy của Balion NH-8600C lên đến 20 tờ/lần (A4) và thời gian hủy liên tục 25-30 phút. Ngoài ra hủy giấy, dòng máy này còn có thể hủy được các chất liệu cứng như USB, đĩa CD, đĩa DVD, các loại ghim kẹp,… 

Thông số kỹ thuật của dòng máy hủy tài liệu Balion NH-8600C: 

  • Kiểu hủy:Vụn
  • Kích thước của khe hủy:230mm
  • Tốc độ hủy: 20 tờ/lần (A4)
  • Kích thước tài liệu hủy: 3.8x40mm
  • Dung tích thùng chứa rác: 34L
  • Độ ồn: 58dB
  • Kích thước toàn bộ máy:440 x 290 x 720mm
  • Khối lượng: 23kg

Như vậy, nội dung trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về câu hỏi nên mua máy hủy tài liệu loại nào. Hy vọng bài viết đã mang đến kiến thức hữu ích giúp bạn lựa chọn được loại máy chất lượng tốt, chạy ổn định và bền lâu.