Hệ sinh thái là tập hợp các quần thể có mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật, môi trường và giữa các sinh vật với nhau. Để hiểu hơn về hệ sinh thái là gì, những kiến thức quan trọng về sự cân bằng hệ sinh thái. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây cùng Chăm Sóc Xe Hơi nhé.
Contents
- 1 Khái niệm hệ sinh thái là gì?
- 2 Ví dụ về hệ sinh thái
- 3 Những khái niệm liên quan đến hệ sinh thái
- 4 Các nhân tố sinh thái ?
- 5 Hệ sinh thái rừng là gì?
- 6 Hệ sinh thái tự nhiên là gì?
- 7 Cấu trúc, thành phần và các quá trình của hệ sinh thái
- 8 Quá trình của hệ sinh thái
- 9 Tầm quan trọng của hệ sinh thái đối với con người
- 10 Những câu hỏi liên quan đến hệ sinh thái
Khái niệm hệ sinh thái là gì?
Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh tập hợp các quần xã sinh vật. Và cũng chính là khu vực sinh sống các loài sinh vật còn được gọi là sinh cảnh. Hiểu đơn giản hơn, hệ sinh thái là các quần thể gồm cả sinh vật có sự sống và không có sự sống. Tất cả sẽ cùng tồn tại, phát triển trong môi trường được gọi là quần xã. Những quần thể này ít nhiều đều có sự qua lại tương tác với nhau.
Theo Wikipedia, khái niệm về hệ sinh thái có thể điều hòa gồm quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi thực vật) và môi trường vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, nước…). Sinh vật tồn tại trong hệ sinh thái dưới 3 nhóm đó là: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.
Ví dụ về hệ sinh thái
- Hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
+ Thành phần vô sinh: nước, đất, đá…
+ Sinh vật sản xuất: Các loại cây gỗ to, vừa, nhỏ, cây bụi, cây leo…
+ Sinh vật tiêu thụ: Báo, hổ, chim, trâu, bò…
+ Sinh vật phân giải: Các loại vi khuẩn, nấm, sâu bọ…
- Hệ sinh thái ao hồ: Hệ sinh thái đầm nước nông
+ Thành phần vô sinh: nước, đất, đá, nhiệt độ, ánh sáng, thảm mục…
+ Sinh vật sản xuất: cây cỏ, các loại tảo, rong biển…
+ Sinh vật tiêu thụ: tôm, cua, ốc, hến…
+ Sinh vật phân hủy: vi sinh vật, giun,…
Tại sao phải bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta ?
Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia ?
Những khái niệm liên quan đến hệ sinh thái
Khái niệm về hệ sinh thái là gì phần nào bạn đã hiểu qua những thông tin phía trên. Tuy nhiên, để hiểu sâu hơn về hệ sinh thái. Dưới đây là một số những kiến thức cơ bản mà bạn cần biết thêm:
Rừng là gì?
Theo khái niệm, rừng là một hệ sinh thái gồm các quần thể thực vật rừng, động vật rừng, các vi sinh vật rừng,…và những yếu tố môi trường khác. Trong đó các loại cây tre nứa, cây gỗ hoặc hệ thực vật là thành phần chính có mức độ che phủ tán rừng từ 0.1 trở lên. Rừng gồm có rừng tự nhiên trồng trên đất sản xuất, đất rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng trồng.
Quần xã là gì?
Quần xã là tập hợp gồm các quần thể khác loài cùng sinh sống trong một không gian xác định. Chúng gắn bó với nhau giống như một thể thống nhất, thích nghi môi trường sống. Ví dụ như quần xã đồng cỏ, quần xã rừng cây ngập mặn hay quần xã ao hồ.
Môi trường sinh thái là gì?
Môi trường sinh thái là mạng lưới chỉnh thể. Ở đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa đất, nước không khí và các cơ thể sống phạm vi toàn cầu. Sự bất ổn, rối loạn ở một khâu nào đó trong hệ thống đều sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân tự nhiên và là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người sẽ khai thác, bảo vệ cũng như bồi đắp cho thiên nhiên.
Quần thể sinh vật là gì?
Quần thể sinh vật bao gồm tập hợp các cá thể cùng loài. Các cá thể đó sẽ cùng sinh sống trong một không gian nhất định tại một thời điểm xác định. Những cá thể của quần thể có khả năng sinh sản để tạo thành những cá thể mới.
Ví dụ. cá thể chuột đồng sinh sống trên một đồng lúa, hoặc rừng cây thông nhựa phân bố vùng Đông Bắc Việt Nam.
Nhân tố sinh thái là gì?
Nhân tố sinh thái hay còn được gọi là nhân tố môi trường. Là những yếu tố trong môi trường có sự tác động trực tiếp đến quá trình sống của sinh vật dù là trực tiếp hoặc gián tiếp. Các tác động này làm thay đổi tập tính các loài sinh vật; giúp con người thích nghi với môi trường sống dễ dàng, hình thành nên những đặc điểm riêng.
Giới hạn sinh thái là gì?
Giới hạn sinh thái là khả năng chịu đựng của một loài sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định nào đó trong cùng môi trường. Nhờ vậy, sinh vật có thể tồn tại để phát triển ổn định theo thời gian. Mỗi một loài sinh vật đều sẽ có giới hạn sinh thái hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ như phần cây trồng tại vùng nhiệt đới sẽ quang hợp tốt nhất với điều kiện nhiệt độ dao động từ 20-30 độ C. Nếu như nhiệt độ thấp dưới 0 độ C và cao trên 40 độ C thì cây trồng đó sẽ bị ngừng quang hợp.
Các nhân tố sinh thái ?
Các nhà khoa học đã chia nhân tố sinh thái ra thành 2 loại đó là nhân tố hữu sinh và nhân tố vô sinh. Trong đó nhân tố vô sinh là đất, nước, không khí… Còn nhân tố hữu sinh là con người và những loài sinh vật khác.
Sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái diễn ra rõ ràng nhất giữa các nhân tố vô sinh. Điển hình như cây trao đổi, quang hợp khí CO2 và nhả ra khí O2.
Con người là một loài thông minh. Vậy nên được phân tách là nhân tố riêng trong nhóm nhân tố hữu sinh. Các nhân tố sinh thái có sự ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật. Bởi tất cả những thành phần của hệ sinh thái đều có mối quan hệ, chúng tác động qua lại lẫn nhau.
Hệ sinh thái rừng là gì?
Hệ sinh thái rừng bao gồm tất cả các loài sinh vật rừng và môi trường vật lý xung quanh. Những nhân tố như đất, nước, cây….đều giữ vai trò cần thiết cấu thành nên hệ sinh thái rừng.
Hệ sinh thái rừng tạo cân bằng sinh thái. Thành phần thực vật của rừng bao gồm các cây thân gỗ, cây bụi, cây tái sinh, thành phần thảm tươi và loài thực vật ngoại tầng.
Hệ sinh thái tự nhiên là gì?
Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái được hình thành và phát triển hoàn toàn dựa theo quy luật của tự nhiên. Đồng thời vẫn còn giữ được các nét hoang sơ.
Cấu trúc, thành phần và các quá trình của hệ sinh thái
Các thành phần của hệ sinh thái
Hệ sinh thái gồm 3 thành phần sinh: yếu tố vật lý, yếu tố hữu cơ và yếu tố vô cơ. Cụ thể:
- Yếu tố vật lý: Đây là những yếu tố tạo nên nguồn năng lượng như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, dòng chảy,…
- Yếu tố vô cơ: Gồm các nguyên tố và hợp chất hóa học có tác dụng để tổng hợp chất sống. Yếu tố vô cơ có thể ở dạng lỏng hoặc khí…tham gia vào quá trình tuần hoàn của vật chất.
- Yếu tố hữu cơ: Là những chất có vai trò kết nối giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh. Những chất đó có thể là các loại protein, chất mùn..
Cấu trúc hệ sinh thái
Gồm 3 nhóm chính cụ thể:
- Nhóm sinh vật sản xuất: Hay còn được biết đến theo tên gọi là sinh vật tự dưỡng. Phần lớn là các loài thực vật màu xanh, có khả năng quang hợp. Nhóm sinh vật này có chức năng là các hợp chất hữu cơ glucid, protein,…được tổng hợp từ chất vô cơ có trong môi trường.
- Nhóm sinh vật tiêu thụ: Gồm 3 bậc đó là bậc 1,2 và 3. Chủ yếu nhóm này là động vật, sinh vật tiêu thụ bậc 1 sẽ tiêu thụ trực tiếp các sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ bậc 2 thì ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1; sinh vật bậc 3 ăn sinh vật bậc 2.
- Nhóm sinh vật phân hủy: Là những loại sinh vật, động vật nhỏ hoặc sinh vật hoại sinh,… Chúng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ. Nhóm này bao gồm các nhóm sinh vật chuyển hóa các chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác.
Quá trình của hệ sinh thái
Trong hệ sinh thái luôn luôn diễn ra quá trình trao đổi năng lượng, quá trình tuần hoàn và sự tương tác giữa các loài. Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái được chuyển từ ánh sáng mặt trời, năng lượng hóa học – quang học và chuỗi thức ăn. Sinh vật trong hệ sinh thái được coi là nguồn thực phẩm cần thiết cho các loài sinh vật khác; tạo ra sự sống và tồn tại trong quần thể.
- Chuỗi thức ăn: Sinh vật sau sẽ ăn sinh vật trước
- Lưới thức ăn: Gồm nhiều những chuỗi thức ăn
Tầm quan trọng của hệ sinh thái đối với con người
Hệ sinh thái giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống con người chúng ta. Cụ thể:
Ngăn ngừa và giảm nhẹ thảm họa thiên tai
Hệ sinh thái rừng đảm nhiệm vai trò giữ gìn tài nguyên đất. Đồng thời giảm thiểu các hiện tượng thiên tai, hạn hán như lũ lụt, mưa bão, sạt lở đất đá..
Khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu
Hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ khí thải, đem tới cho bầu không khí trong lành. Tuy nhiên, khi khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quá mức đã và đang khiến cho chức năng hệ sinh thái bị suy giảm.
Cung cấp con người nguồn lương thực dồi dào
Hệ sinh thái nông nghiệp là một nguồn cung cấp lương thực, nguyên liệu công nghiệp cho cuộc sống con người. Hệ sinh thái nông nghiệp mà càng phong phú thì sự ổn định, phát triển của nền kinh tế quốc dân ngày càng được đảm bảo.
Những câu hỏi liên quan đến hệ sinh thái
Hệ sinh thái là kiến thức sinh học mà các bạn học sinh cần nắm vững để vận dụng cho các môn học sau này. Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến hệ sinh thái giúp bạn đọc củng cố kiến thức về mảng này.
Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái
Sự mất cân bằng hệ sinh thái chịu tác động trực tiếp từ chính quá trình tự nhiên và nhân tạo. Mỗi tác động đều gây ra các ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hệ sinh thái. Cụ thể:
- Quá trình tự nhiên: Hoạt động của núi lửa, động đất…
- Quá trình nhân tạo: Những hoạt động của con người gây ra như sự hủy hại động vật, phá vỡ nơi cư trú các loại động, thực vật, làm ô nhiễm môi trường,….
Sự mất cân bằng hệ sinh thái dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho quần xã. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến các quần thể, tác động lớn tới nền kinh tế và xã hội.
Sự khác nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
Cả 2 hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều gồm có các nhân tố hữu sinh và vô sinh. Tuy nhiên, hệ sinh thái nhân tạo thì các nhân tố vô sinh có sự khác biệt thường là các công trình bệnh viện, nhà cửa…còn hệ sinh thái nhân tạo thường là rừng cây, ao hồ…
Vai trò của rừng trong đời sống và sản xuất xã hội?
- Cung cấp gỗ, gửi điều hòa không khí, tạo khí oxy
- Là nơi cư trú cho nhiều loài động thực vật, nơi lưu trữ nhiều nguồn gen quý hiếm
- Ngăn chặn các hiện tượng gió bão, chống xói mòn làm sạt lở đất đá
- Bảo vệ sức khỏe cho con người
- Cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng, dược liệu quý…
- Tạo cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn cho phát triển ngành du lịch.
Làm gì để bảo vệ hệ sinh thái
- Xây dựng kế hoạch khi khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hợp lý.
- Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ và nuôi dưỡng động vật quý hiếm.
- Trồng rừng, cây xanh, phủ xanh đất trống đồi núi trọc
- Phân bố dân cư hợp lý, tăng cường các công tác tuyên truyền, cùng nhau bảo vệ rừng.
- Xử lý tốt nước thải trước khi đổ ra sông, suối, ao, hồ, biển.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm xử lý rác thải của người dân.
- Hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường nước.
- Quy hoạch, phát triển hiệu quả nguồn tài nguyên trong nông nghiệp.
Như vậy Chăm Sóc Xe Hơi đã cùng bạn tổng hợp kiến thức về hệ sinh thái là gì? Phân loại cũng như rất nhiều các thông tin cần thiết liên quan. Hy vọng, qua bài viết đem đến nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc về chủ đề rất quan trọng về sinh học này.
Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.