Điện áp là gì? Những thông tin quan trọng liên quan đến điện áp!

Điện áp là khái niệm đã quá phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Dù vậy, vẫn nhiều người nhầm lẫn các khái niệm điện áp xoay chiều, điện áp một chiều. Thực tế, phần lớn nguyên nhân dẫn đến chập cháy điện đều do điện áp. Những nội dung trong bài viết này, Chăm sóc xe hơi sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về điện áp là gì? Những khái niệm quan trọng xoay quanh các loại điện áp phổ biến. 

Điện áp là gì?

Theo wikipedia, điện áp hay còn được gọi là hiệu điện thế. Đây là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong môi trường tĩnh điện từ điểm này tới điểm kia. Điện áp có thể đại diện cho lực điện (nguồn năng lượng) hoặc sự mất đi, sử dụng hoặc năng lượng lưu trữ. 

Điện áp nghĩa là gì là gì?

Hiểu ngắn gọn, đơn giản hơn điện áp là sự chênh lệch điện thế giữa 2 điểm cần đo hoặc so sánh. Thông thường, tại một điểm trên thiết bị dùng điện hoặc dây dẫn, người ta sẽ do điện áp được tính với điểm gắn với đất (dây trung hòa) có điện thế bằng 0. 

Đơn vị tính điện áp

Nếu theo khái niệm về điện áp là gì ở trên, kết hợp với ký hiệu vật lý này ta sẽ có thể đơn giản về định nghĩa ở trên dễ hơn như sau:

Công thức tính hiệu điện thế: V(AB) = V(A) – V(B) = -V(AB).

Tính tại 1 điểm thì V = U = I x R. Trong đó: 

  • I: Cường độ dòng điện (Đơn vị là A – ampe)
  • R: Điện trở hay phần cảm điện ( đơn vị tính là ôm)

Một số khái niệm phổ biến về điện áp

Điện áp định mức (điện áp danh định)

Điện áp định mức hay còn được gọi là điện áp danh định của lưới điện. Đây là điện áp cơ sở thiết kế và vận hành lưới điện. Điện áp định mức rất quan trọng với lưới điện để quyết định khả năng tải, kết cấu, thiết bị và cả giá thành của lưới điện. Lưới điện sẽ có 2 loại điện áp gồm điện áp giữa 2 dây pha (điện áp dây) và điện áp pha ( điện áp giữa dây pha và dây trung tính). Điện áp danh định chính là điện áp dây. Chỉ lưới điện hạ áo mới sử dụng điện áp pha và giá trị điện áp này viết dưới điệp áp dây dấu phân số. 

Ví dụ:

Trên thế giới, 80% các nước sử dụng nguồn điện áp 220V. Bao gồm cả nước châu Âu, châu Á trong đó có Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc vì hiệu suất sử dụng cao hơn. Trong khi đó, do yếu tố lịch sử một số nước Nhật Bản, Mỹ dùng điện áp hiệu điện thế110V. 

Điện áp DC 

Điện áp DC hay còn được gọi là điện áp một chiều. Đây là hiệu điện thế giữa 2 cực nguồn điện đi qua mạch một chiều. Trong đó, cường độ điện thế có thể thay đổi độ lớn nhưng chiều không thay đổi. 

Điện áp xoay chiều

Điện áp xoay chiều hay còn được gọi là điện áp AC. Loại điện áp này có chiều và cường độ điện thế có thể thay đổi theo thời gian cả về chiều và độ lớn. Có 2 loại điện áp xoay chiều là điện áp xoay chiều 1 pha và điện áp xoay chiều 3 pha. 

  • Điện áp xoay chiều 1 pha: Dạng điện áp chỉ dùng 1 đường dây pha hệ thống dẫn điện. Dây L (dây pha) và dây N (dây trung tính). 
  • Điện áp xoay chiều 3 pha: Dạng điện áp dùng trên 3 dây pha. Gồm L1, L2, L3 đều có hiệu điện thế khác nhau. Để an toàn hơn có thể thêm một dây N. Ngoài ra, người ta có thể lấy nguồn điện 1 pha 2 dây từ nguồn điện 3 pha. 

Phân loại điện áp

Tùy theo nhu cầu, quy định từng quốc gia sẽ có cách phân loại điện áp khác nhau. Ví dụ, nước ta điện áp 1 pha sẽ là 220VSC, ở Nhật Bản sẽ là 100-110VAC. Tại Việt Nam, trong truyền truyền tải điện công nghiệp được phân thành 3 loại điện áp:

điện áp nghĩa là gì 2021
Tùy từng quốc gia sẽ có cách phân loại điện áp khác nhau

Điện áp cao thế

Hay còn được gọi là điện thế cao, là dòng điện có điện áp đủ lớn làm hại sinh vật sống. Những thiết bị, dây dẫn mang dòng điện cao cần phải đảm bảo quy trình yêu cầu an toàn. Trong các ngành công nghiệp, điện áp cao thế tức là là dòng điện cao hơn ở một ngưỡng nào đó.

Điện thế cao được dùng phổ biến trong việc phân phối điện năng, ống phóng tia cathode, sản sinh tia X và các chùm hạt thể hiện hồ quang điện, cho sự xẹt điện, trong đèn nhân quang điện, và những đèn điện tử chân không máy khuếch đại năng lượng cao và nhiều ứng dụng khoa học, công nghệ khác.

Điện thế cao thường dùng cho các mạng phân phối điện đi xa gồm 1 số cấp như: 66 KV, 110 KV, 220 KV và 500 KV.

Điện áp trung thế

Mức điện áp nhỏ hơn cao thế sẽ là điện trung thế. Thông thường ở những khu công nghiệp, công trình hay khu dân sinh sẽ có đường điện trung thế cấp đế máy biến áp sau đó được hạ áp để phân phối điện. 

Một số cấp điện áp phổ biến thường dùng như: 22 KV và 35 KV.

Điện hạ thế

Đây chính là hiện tượng bị điện giật khi chạm dây điện bị tróc vỏ cách điện do phần dây kim loại đang mang điện. Loại điện áp này sử dụng dây cáp bọc dạng xoắn ACB có 4 sợi được bện vào nhau, một số ít dùng 4 dây rời được gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ. 

Cột điện thường đường sử dụng vật liệu cột bê tông vuông, trụ tháp sắt, có nơi sử dụng cột bê tông ly tâm. Ở nước ta, điện hạ thế sẽ có mức khoảng 0,4kV (400V) 

Chú ý: Điện hạ thế cấp điện áp 0,4KV là điện được sử dụng để cấp cho những thiết bị hoạt động gồm điện hạ thế 1, 2 và 3 pha. Điện áp 1 pha 220VAC, điện 2 pha 380VAC ( loại này thường không phổ biến ở Việt nam), Ngoại ra nguồn điện áp 3 pha rất hay thường gặp trong điện công nghiệp. 

Như vậy, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu và giải đáp những thông tin liên quan đến điện áp là gì, cách phân loại điện áp. Đừng quên có vấn đề nào cần hỗ trợ, hãy để lại bình luận để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →