Đăng kiểm là gì ? Vì sao phải đăng kiểm ô tô, xe máy

Thông thường, khi mua một chiếc xe mới để có thể lưu thông hợp pháp, thì người sở hữu xe cần phải hoàn tất thủ tục đăng kiểm cho chính chiếc xe của mình. Việc này không chỉ giúp cho chiếc xe của bạn luôn đảm bảo an toàn khi vận hành, mà nó còn là quy định pháp luật mà chủ xe bắt buộc phải tuân thủ.

dang-kiem-la-gi
Đăng kiểm là thủ tục bắt buộc cần phải làm khi mua xe

Do đó mà đăng kiểm là gì ? Vì sao phải đăng kiểm ô tô, xe máy là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về thủ tục này, cũng như giảm thiểu được tình trạng thiếu độ an toàn khi lưu thông trên đường.

Khái niệm đăng kiểm là gì ?

Đăng kiểm là quá trình kiểm định xe giúp xem liệu xe có đạt chuẩn về an toàn kỹ thuật như: thắng hoặc lái, cũng như tiêu chuẩn về mức độ bảo vệ môi trường hay không. Đây là một trong những quy trình quan trọng và bắt buộc người chủ sở hữu xe phải thực hiện trước khi đăng ký xe mới hay giúp cho xe có thể đảm bảo được việc lưu thông tiếp tục dành cho việc mua lại xe cũ.

Bên cạnh đó, trong quá trình đăng kiểm, người sở hữu xe thường sẽ gặp phải hai trường hợp là:

+ Nếu đạt: được cấp hoặc gia hạn giấy đăng kiểm xe trước đó để có thể tiếp tục lưu thông.

+ Nếu không đạt: lúc này chủ sở hữu xe bắt buộc phải hoàn thiện những lỗi chưa đạt, và phải đăng kiểm lại cho đến khi đạt thì xe mới được cấp giấy đăng kiểm mới để có thể tiếp tục lưu thông.

dang-kiem-xe
Nếu không có đăng kiểm thì xe không thể được lưu thông

Vì sao phải đăng kiểm ô tô, xe máy

Căn cứ theo điều 55, chương IV, luật giao thông đường bộ 2008 quy định về việc đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể:

“Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ

  1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
  2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).
  4. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
thu-tuc-dang-kiem
Đảm bảo làm thủ tục đăng kiểm đúng theo quy định
  1. Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
  2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh”

Như vậy, theo luật giao thông đường bộ ở trên người sở hữu xe đã có thể hình dung ra được lý do vì sao phải đăng kiểm ô tô, xe máy. Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 4, điều 16, mục 3 Nghị định 46/2016/NĐ-CP của chính phủ về việc xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:

“4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định;
  2. b) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);
  3. c) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
  4. d) Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định;

đ) Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.”

xe-khong-co-dang-kiem-xe-bi-phat-tu-2-3-trieu-dong
Xe không có đăng kiểm sẽ bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng

Trong trường hợp hết hạn hơn 1 tháng, thì căn cứ theo khoản 5, điều 16, mục 3, Nghị định 46 được quy định mức phạt là:

“5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;
  2. b) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);
  3. c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông);
  4. d) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

đ) Sử dụng Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị tẩy xóa;

  1. e) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).”

 

 

 

cac-buoc-thuc-hien-dang-kiem-xe
Các bước thực hiện đăng kiểm xe đúng cách

Một số các bước cơ bản thực hiện quy trình đăng kiểm xe

  1. Kiểm tra biển số xe liệu đã được gắn chắc chắn vào hay chưa.
  2. Lau số máy và tìm số khung.
  3. Kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, và dầu phanh, hoặc phanh trợ lái xem có gì bất ổn.
  4. Kiểm tra 4 bánh xe liệu có bị mòn, hay dính đinh, và có đủ áp suất hay không.
  5. Kiểm tra hệ thống đèn được lắp đặt trên xe có bị hư hỏng.
  6. Kiểm tra cần gạt nước, phun nước có được hoạt động tốt không.
  7. Kiểm tra bảng đồng hồ.
  8. Hệ thống dây đai an toàn, chốt cửa, và tay mở.
  9. Phanh tay có làm việc tốt.
  10. Bảo dưỡng xe.

kiem-tra-cac-bo-phan-chi-tiet-cua-xe-khi-dang-kiem

Kiểm tra các bộ phận chi tiết của xe

Hy vọng những chia sẻ trên đây về đăng kiểm là gì ? Vì sao phải đăng kiểm ô tô, xe máy có thể giúp cho người chủ xe hiểu hơn về khái niệm này, cũng như đưa xe đi đăng kiểm đúng thời hạn, tránh bị xử lý hành chính không đáng có. Bên cạnh đó, sau khi đã đăng kiểm ô tô và kiểm tra xe xong, nếu chủ xe phát hiện trên xe gặp phải vấn đề trục trặc nào thì bạn cần phải đem xe tới các trung tâm sửa chữa để được khắc phục và kiểm tra lại.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →

Trả lời