Chống đối người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào ?

Chống đối người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào khi tình trạng này đang có diễn biến ngày càng phức tạp. Hầu hết các vụ chống đối người thi hành công vụ xảy ra khi lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ kiên quyết xử lý vi phạm và truy bắt các đối tượng vi phạm pháp luật. Đặc biệt có một số bộ phận người dân, thanh thiếu niên có thái độ thiếu tôn trọng, chống đối, thậm chí các đối tượng vừa chống đối vừa lôi kéo người khác. Qua các công tác thực tế cho thấy, hành vi chống người thi hành công vụ của các đối tượng ngày càng manh động, trắng trợn, liều lĩnh,… Vậy, Pháp luật quy định như thế nào về những hành vi bất hợp tác của những người này, và xử lý ra sao?

chống đối người thi hành công vụ
Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông

Không chấp hành hiệu lệnh, chống đối người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa hoặc dùng các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện những hành vi trái pháp luật. Chống người thi hành công vụ bị xử phạt theo 2 hình thức: Xử lý hình sự và xử phạt hành chính.

Mức xử phạt hành chính

1.1: Hành vi tiếp tay, môi giới, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

1.2: Có hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; có lời nói, dùng hành động đe dọa, xúc phạm, lăng mạ danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu của thanh tra, kiểm tra, kiểm soát người thi hành công vụ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.

1.3: Hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa, dùng vũ lực để chống đối người thi hành công vụ; gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của các cơ quan nhà nước, người thi hành công vụ; đưa tiền, tài sản hay bất kì lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

chống đối người thi hành công vụ 2020
Xử phạt hành chính với người vi phạm

Xử lý hình sự

Hành vi của những đối tượng chống đối người thi hành công vụ được xem là nguy hiểm cho xã hội, có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý hình sự theo một trong các tội danh dưới đây: 

+ Tội chống đối người thi hành công vụ (Điều 257 BLHS).Theo khoản 1 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm mục đích cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hay ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Còn nếu trường hợp phạm tội thuộc khoản 2 bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. 

+ Hành vi xúc phạm, nhân phẩm, danh dự người thi hành công vụ có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác (theo điểm d khoản 2 Điều 121 Bộ Luật Hình Sự, có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm) hoặc tội vu khống (điểm đ khoản 2 Điều 122 Bộ Luật Hình Sự, có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm) với tình tiết định khung là phạm tội “đối với người thi hành công vụ”. 

+ Hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người thi hành công vụ thì có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ Luật Hình Sự) trong trường hợp “ cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”. Mức phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và mức phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc thậm chí tù chung thân.

chống đối người thi hành công vụ là gì
Không chấp hành hiệu lệnh

Tuy nhiên, để cấu thành tội chống người thi hành công vụ nói trên, người phạm tội phải đảm bảo đủ các điều kiện dưới đây:

– Về mặt khách quan: Hành vi của người phạm tội phải thỏa mãn 1 trong 3 hành vi khách quan sau đây:

+ Hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh của vật chất để tấn công, hành hung)  nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ hoặc ép buộc họ thực hiện những hành vi trái pháp luật.

+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực (là hành vi uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ làm cho lực lượng chức năng sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao) nhằm mục đích cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện những hành vi trái pháp luật.

+ Dùng thủ đoạn khác (như bôi nhọ,lăng mạ hoặc vu khống..) nhằm mục đích cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện những hành vi trái pháp luật.

– Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội phải thuộc lỗi cố ý (người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là chống hoặc cản trở việc thực hiện công vụ của người khác nhưng vẫn cố tình để thực hiện)

– Về chủ thể: Vì đây thuộc tội phạm ít nghiêm trọng (khoản 1) và tội phạm nghiêm trọng (khoản 2) nên chủ thể phải thuộc nhóm người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Khi đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này thì những người phạm tội sẽ phải chịu mức hình phạt trong khung hình phạt theo đúng quy định của Pháp luật.

xử phạt người chống đối công an
Mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ

Câu hỏi “chống đối người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?” đã được chúng tôi giải quyết qua bài viết trên. Hy vọng rằng bạn nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ để đảm bảo sự an toàn và không tự “rước họa vào thân” bằng những hành vi “cứng đầu” vô lý của mình.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →