Bơm mỡ máy xúc giúp máy làm việc ổn định và gia tăng tuổi thọ cho thiết bị. Vậy, hiện nay trên thị trường có mấy loại thiết bị bơm mỡ máy xúc. Cách bơm mỡ máy xúc như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của chamsocxehoi.org.
Contents
Tại sao cần thường xuyên bơm mỡ máy xúc?
Sau một thời gian sử dụng, các loại máy móc công nghiệp có thể gặp phải những sự cố về vòng bi, dây xích, các vị trí ốc vít. Chính vì vậy, bơm mỡ máy xúc giúp:
- Làm trơn các vị trí khớp nối, trục khuỷu giúp cho máy làm việc ổn định, vận hành êm ái và không gây tiếng ồn lớn.
- Hạn chế sự ma sát giữa các vòng bi gây vỡ vòng bi, ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn lao động và hiệu quả công việc.
- Giúp bôi trơn các vị trí ốc vít, chống bị trờn ren do ma sát thường xuyên với bụi bẩn, cát,…
Những loại máy bơm mỡ máy xúc, xe tải được sử dụng phổ biến hiện nay
Để quá trình bơm mỡ đạt hiệu quả cao, người dùng cần chọn loại máy bơm mỡ phù hợp. Hiện nay có 2 loại máy bơm mỡ được sử dụng phổ biến để bảo dưỡng máy xúc, xe tải đó là máy bơm mỡ bằng tay hoặc bằng điện.
Máy bơm mỡ máy xúc bằng tay
Máy bơm mỡ bằng tay là loại máy bơm mỡ có tính linh động cao nhất hiện nay. Máy sử dụng trực tiếp lực tác động của cánh tay, vì vậy mà không phụ thuộc vào nguồn điện hay khí nén. Ưu điểm của loại máy bơm mỡ máy xúc bằng tay đó là:
- Thiết kế nhỏ gọn, tính linh hoạt cao
- Giá thành rẻ, dễ đầu tư
- Được trang bị đầy đủ phụ kiện kèm theo như súng bơm mỡ, bánh xe, dây dẫn mỡ,….
Tuy nhiên loại máy bơm mỡ này có nhược điểm đó là phải tác động lực tay. Vì vậy nếu bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên sẽ gây nên tình trạng bị mỏi tay và mất sức.
Máy bơm mỡ máy xúc bằng điện
Máy bơm mỡ bằng điện giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Với ưu thế là dung tích thùng chứa mỡ lớn, giúp người dùng bảo dưỡng liên tục mà không phải tra mỡ thường xuyên.
- Áp lực làm việc lên đến 40Mpa giúp đẩy mỡ ra ngoài nhanh chóng và đều hơn.
- Ngoài sử dụng để bơm mỡ máy xúc, máy còn có thể sử dụng để bơm mỡ xe tải, máy khoan công nghiệp, dụng cụ – máy móc xây dựng,…
- Khả năng bơm mỡ cao và ổn định, tuy nhiên máy bơm mỡ máy xúc bằng điện thường có giá thành cao hơn so với máy bơm mỡ máy xúc bằng tay và phụ thuộc vào nguồn điện. Vì vậy sẽ thích hợp với hoạt động bảo dưỡng tại xưởng hay gara.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sửa chữa máy bơm mỡ nhanh chóng ngay tại nhà
Hướng dẫn cách bơm mỡ máy xúc đạt chuẩn
Quy trình bơm mỡ sẽ phụ thuộc vào loại máy bơm mỡ mà người dùng đang sử dụng. Để giúp các bạn dễ dàng thao tác, dưới đây là những hướng dẫn chi tiết quá trình bơm mỡ cho máy xúc với từng loại máy:
Cách bơm mỡ máy xúc bằng tay
Máy bơm mỡ bằng tay có thiết kế vô cùng đơn giản, chính vì vậy quá trình sử dụng cũng không quá khó khăn. Dưới đây là 3 bước bơm mỡ máy xúc, xe tải, bằng tay:
- Bước 1: Đưa mỡ vào trong thùng chứa, đóng chặt vấu kẹp để giữ chặt nắp không bị văng ra trong quá trình sử dụng.
- Bước 2: Kết nối các phụ kiện như súng bơm mỡ, dây dẫn mỡ,…hoàn chỉnh để tiến hành bơm mỡ.
- Bước 3: Điều chỉnh áp suất mỡ phù hợp với nhu cầu rồi tiến hành mở van khóa ở đầu súng để tiến hành bôi trơn.
Cách bơm mỡ máy xúc bằng điện
Với máy bơm mỡ máy xúc bằng điện thì quá trình sử dụng sẽ khác hơn chút bởi cần kết nối với nguồn điện. Cụ thể quá trình bơm mỡ cho máy xúc, xe tải bằng điện đó là:
- Bước 1: Cho mỡ vào thùng chứa mỡ của máy bơm mỡ, với những loại máy có dung tích từ 30 lít, có thể cho cả xô mỡ vào bên trong và đóng chặt nắp của thùng chứa.
- Bước 2: Kết nối, tiền hành lắp các thiết bị như dây dẫn mỡ, súng bơm mỡ và thùng chứa mỡ lại với nhau.
- Bước 3: Kết nối nguồn điện ổn định và phù hợp cho máy bơm mỡ máy xúc.
- Bước 4: Bóp cò súng và bơm mỡ vào vị trí cần được bôi trơn.
Các loại mỡ máy xúc được sử dụng phổ biến hiện nay
Mỡ được sử dụng cho máy xúc là loại mỡ chuyên dụng, có khả năng chịu nhiệt độ cao. Bởi, ngoài tác dụng bôi trơn thì các loại mỡ máy xúc còn có tác dụng giảm nhiệt. Chính vì vậy, người dùng cần chọn loại mỡ không thích hợp có thể gây ảnh hưởng đến máy xúc.
Mỡ sâu chịu nhiệt Grease
Mỡ sâu Grease là mỡ bơm máy xúc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mỡ Grease hay còn được gọi là mỡ bò, mỡ sâu có màu vàng, khả năng chịu nhiệt tốt (lên đến 130 độ). Với thiết kế gọn nhẹ, một sâu mỡ thường có trọng lượng khoảng 400g dễ dàng sử dụng. Những vị trí có thể sử dụng mỡ sâu đó là:
- Dùng để bôi trơn các khớp nối, trục xe cuốc, cáp xích, xe cẩu, ray cửa lùa,…
- Ngoài máy xúc, mỡ sâu Grease còn được sử dụng để bôi trơn các chi tiết cho máy móc công nghiệp trong nhà máy, xưởng sản xuất, bôi lên các dây cáp treo, dây cáp điện để bảo dưỡng.
- Hiện nay mỡ sâu có giá rất rẻ, khoảng dưới 50.000 đồng. Rất dễ tìm mua tại các cửa hàng bán mỡ chuyên dụng hoặc có thể mua trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử.
Mỡ vàng chịu nhiệt 170 độ Rhinoceros
Mỡ vàng Rhinoceros có khả năng chịu nhiệt lên đến 170 độ, quy cách đóng xô 4kg. Đặc biệt mỡ có khả năng kháng nước cực tốt, tránh bị rửa trôi khi làm việc ngoài trời mưa.
Là dòng mỡ cao cấp nên Rhinoceros được các tiệm sửa chữa máy móc công nghiệp vô cùng yêu thích trong đó có thợ sửa máy xúc.
Mỡ vàng Rhinoceros được sử dụng để bôi trơn các vị trí như: khớp nối, trục xe cuốc, cáp xích, xe cẩu, ray cửa lùa, trục máy, trục khủy,…
Các thương hiệu máy xúc thường sử dụng mỡ Rhinoceros bao gồm: Máy xúc đào Rhinoceros, máy xúc đào Lonking, máy xúc đào bánh lốp Hitachi, máy xúc đào Xiniu, máy xúc đào bánh xích Volvo, máy xúc đào Komatsu, máy xúc đào Doosan,…
Mỡ bơm máy xúc Shell Gadus
Shell Gadus là một trong những loại mỡ có khả năng chống gỉ sét, oxy hóa và bôi trơn vượt trội nhất hiện nay. Trung bình, có 6/10 thợ khi lựa chọn mỡ bơm máy xúc đều tin tưởng và lựa chọn mỡ Shell Gadus. Khả năng chịu nhiệt của mỡ Shell Gadus lên đến 150 độ, giúp bảo vệ các chi tiết của máy xúc một cách tốt nhất.
Hiện nay mỡ Shell Gadus được sử dụng để bôi trơn các vị trí như: các ổ lăn, ổ trượt, các ổ đỡ trong mô tơ nước, ổ đĩa, vị trí ốc,…trên máy xúc.
Bài viết trên đây, chamsocxehoi.org đã hướng dẫn chi tiết về cách bơm mỡ máy xúc. Mọi thông tin chi tiết cần giải đáp khác bạn có thể comment xuống dưới bài viết để được chuyên viên tư vấn thêm!