Cách bắt nhịp uống rượu ấn tượng trên bàn nhậu

Nếu như đối với các bà, các chị “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì đối với những “đệ tử Lưu Linh” thì chén rượu chính là khởi đầu của mọi cuộc làm quen. Văn hóa nhậu trải qua bao đời, hiện vẫn giữ được hồn cốt với nhiều nét đẹp. Vậy làm thế nào để cuộc nhậu trở nên nóng và sung hơn, hãy cùng tham khảo các cách bắt nhịp uống rượu sau đây nhé!

Cách bắt nhịp uống rượu trong văn hóa nhậu Việt Nam
Cách bắt nhịp uống rượu trong văn hóa nhậu Việt Nam

Văn hóa nhậu của người Việt

Trong ngôn từ của Việt Nam, từ “nhậu” hoàn toàn không hề xa lạ với bất kỳ người nào. Nó gợi lên nhiều khung cảnh khác nhau, tùy theo kinh nghiệm sống của mỗi người đã trải qua chữ “nhậu” như thế nào.

Văn hóa nhậu đi đôi với bản lĩnh đàn ông

Trong tập Gia Huấn Nguyễn Trãi có viết:

“Đua chi chén rượu câu thơ

Thuốc lào ngon nhạt, nước cờ thấp cao”

Có thể thấy trong những áng văn thơ xưa, các cuộc vui bên chén rượu đã xuất hiện như một thú vui tản mạn. Bên cạnh bàn cờ, thuốc lào thì rượu là cầu nối gắn kết các bậc hiền nhân, và thậm chí người xưa còn mặc định rằng người uống rượu giỏi là khả năng thiên bẩm không phải ai cũng có được, và những người có tửu lượng cao luôn được đặc biệt kính nể.

Ít ai biết được rằng thói quen uống rượu, ăn nhậu bắt nguồn từ thuyết “Âm dương – Ngũ hành” của người Phương Đông. Ngày nay, dưới dòng chảy của thời gian hối hả và vội vã nhưng văn hóa nhậu vẫn luôn giữ được tính phổ biến, đặc biệt là với cánh đàn ông. Người ta nói rằng ngoài nhậu có thể phân tầng giai cấp, học vị nhưng khi đã bước vào bàn nhậu thì mọi thứ được cân bằng, không có giàu nghèo mà chỉ còn những cuộc vui với bao lần nâng chén.

cách bắt nhịp uống rượu
Văn hóa nhậu được quan niệm đi kèm với bản lĩnh người đàn ông

Trọng lễ nghĩa, tình cảm

Văn hóa nhậu của người Việt khác hẳn với việc uống rượu của các quốc gia khác. Người nước ngoài thường coi việc uống rượu bia là thú vui mang tính cá nhân, ít chú trọng lễ tiết. Tuy nhiên ở Việt Nam lại khác, khi mới nhập tiệc mọi người đều nâng ly và uống cạn chén đầu như một cách chào hỏi, cũng như đánh dấu một khởi đầu thuận lợi.

Cách mời nhau cũng thể hiện nhiều điều, khác nhau với từng đối tượng. Bên cạnh đó, người Việt uống rượu bằng mọi giác quan. Đó là cảm nhận hương vị rượu, ngắm màu sắc rượu, thưởng thức kèm theo vài món nhậu đặc trưng như lạc rang, thịt chó, lòng lợn,… tạo nên bữa ăn phong phú về vị giác và sảng khoái về tâm hồn.

Chén rượu khởi đầu cho kinh doanh, hợp tác

Người Việt từ lâu vẫn luôn cho rằng khởi đầu bằng một chén rượu ấm sẽ giúp mọi chuyện sòng phẳng, cởi mở và dễ thấu hiểu hơn. Do đó nhiều nhà kinh doanh, ông chủ lớn không lựa chọn bàn tiệc Tây trịnh trọng mà ưa thích không gian nhậu đậm chất Việt Nam.

Nhậu trong làm ăn giúp bạn và đối tác hiểu nhau hơn, cũng là để trao đổi bàn bạc về lợi ích một cách nhanh chóng trên tinh thần bình đẳng và hào hứng. Sau khi chốt hợp đồng, một cái bắt tay thân tình kèm theo chén rượu được đưa lên, đó là lúc cả 2 bên sẽ có được sự hợp tác vui vẻ, hứa hẹn nhiều thắng lợi sau này.

Chén rượu trong kinh doanh, hợp tác
Chén rượu trong kinh doanh, hợp tác

Xem thêm::
Làm sao để giải rượu?
Nồng độ cồn của rượu Soju là bao nhiêu?

Bắt nhịp uống rượu ấn tượng cho cuộc nhậu thêm vui

Khi mời rượu, người Việt có thể mời riêng từng cá thể, mời theo nhóm (thường là nhóm đồng hương, nhóm đồng niên, hay nhóm đồng nghiệp cùng tổ công tác,…) hoặc tất cả sẽ cùng nâng ly để tạo thêm sức nóng trên bàn tiệc. Và dù ở bất kỳ cách nhậu nào, ly rượu vẫn luôn đồng hành cùng với các thành viên giúp gắn kết và tạo sự đồng thuận cao. 

Mặc dù khá đề cao yếu tố lễ nghi như phía trên có chia sẻ, nhưng bàn nhậu của người Việt không khô cứng mà ngược lại vô cùng thoải mái. Trong bữa nhậu, văn hóa “zô” với những câu khẩu hiệu: “1,2,3, zô,…” thực sự khiến người tham gia cảm thấy phấn khích.

Dưới đây là những câu bắt nhịp uống rượu, hô uống rượu ấn tượng bạn có thể áp dụng trong các cuộc nhậu của mình:

1.
Vực nào vực sâu thăm thẳm

Vực nào sâu bằng cái ly này

Hò zô ta nào, cùng kéo cái ly này lên nào

2,3 zô….2,3 zô …..2,3 uống. Hếttttttttt

2.
Uống rượu phải uống cho mau.

Nếu mà không uống thì đau dạ dày.

Uống rượu phải uống chén đầy

Nếu không đầy chén… dạ dày nó đau

3.
Rượu cũng từ gạo mà ra

Ta đây uống rượu thì cũng là ăn cơm

4.
Tề Thiên: Sư phụ … phụ …

Đường Tăng: Nhậu không … hôngggg …

5.
Làm văn phải tả cây thông

Còn tả phụ nữ thì mông với đùi

Cảnh sát thì có dùi cui

Dân tộc thì có cái gùi trên lưng

Con dê lại có 2 sừng

UỐNG RƯỢU MẶT PHẢI PHỪNG PHỪNG MỚI VUI

(2,3 dzô )(2,3 dzô )(2,3 dzô )

Bắt nhịp như thế nào cho ấn tượng?
Bắt nhịp như thế nào cho ấn tượng?

6.
Khi xưa ta ở trên trời

Làm rơi ly rượu nên trời đày xuống đây

Xuống đây ta uống cho say

Đến khi hết rượu mới bay về trời

7.
Nam quốc sơn hà nam đế cư

Ly rượu cầm lâu nó sẽ hư

Cầm lâu nó hư thật là phí

Anh em đồng ý nâng ly lên

Ly lên thì rượu cũng lên

Anh em ta uống cho vơi đi nào

8.
Ai về là về Thanh Hóa, (dzô ta dzô huầy)

Ước mơ lớn của người Thanh Hóa (dzô ta dzô huầy)

Lá rau má to bằng lá sen (ấy dzô ta là dzô huầy)

9.
Ai về là về Thủ đô (dzô ta dzô huầy)

Ước mơ lớn của người Thủ đô (dzô ta dzô huầy)

Là gái thủ đô lấy chồng quê Thanh Hóa (ấy dzô ta là dzô huầy)

10.
Ch­ưa đi chư­a biết Đồ Sơn này

Khoan ơi hỡi hò khoan

Đi rồi mới biết không hơn đồ nhà này

…Khoan ơi hỡi hò khoan

Đồ Sơn là của Quốc gia

Đồ nhà là ông – bà ngoại cho này…

…Khoan ơi hỡi hò khoan

Ơi hỡi hò khoan 

… Dô ơi dô hò khoan.

11.
Ai về là về Nghệ An (dzô ta dzô huầy)

Ước mơ lớn của người Nghệ An (dzô ta dzô huầy)

Là đào nhiều ao để thả cá gỗ (ấy dzô ta là dzô huầy)

12.
Ai về là về Nghệ An (dzô ta dzô huầy)

Ước mơ lớn của người Nghệ An (dzô ta dzô huầy)

Là nhà ta ở gần Lăng Bác (ấy dzô ta là dzô huầy)

13.
Ch­ưa đi ch­ưa biết Cửa Lò này             

… Khoan ơi hỡi hò khoan…

Đi rồi mới biết nhỏ to thế nào  

… Khoan ơi hỡi hò khoan

Nhỏ to thì cũng chẳng làm sao

… Điều quan trọng nhất là có vào đ­ược không…

Khoan ơi hỡi hò khoan

… Ơi hỡi hò khoan dô ới dô hò khoan.

Bắt nhịp uống rượu với từng vùng miền
Bắt nhịp uống rượu với từng vùng miền

Nguyên tắc làm nên văn hóa nhậu văn minh

Nét đẹp trong văn hoá nhậu của người Việt được nhiều bạn bè trên khắp thế giới ngưỡng mộ về sự hào hứng, thoải mái, không câu nệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những mặt trái khi nhiều cuộc vui không kiểm soát. Đây chính là những hệ lụy cho sức khỏe sau này.

Vậy làm thế nào để văn hóa ăn nhậu có được vẻ đẹp riêng, trở thành những cuộc vui mà khi nhớ lại người ta sẽ cảm thấy vui vẻ? Nhậu đúng, nhậu đủ là điều vô cùng cần thiết. Sự chừng mực trên bàn nhậu cần được ý thức bởi mọi thành viên. Bạn không nên thúc ép người khác nâng chén, càng không cần cố ép bản thân chạy theo những lần “hò zô”.

Bên cạnh đó:

  • Không nên “nhậu” thường xuyên. Tần suất phù hợp nên là “nhậu” hai lần một tháng. Nếu vì công việc hoặc thói quen mà bạn phải “nhậu” thì hãy cố gắng duy trì tối đa hai lần một tuần.
  • Trong mỗi lần “nhậu”, bạn chỉ nên uống khoảng 2 lon/chai bia thôi. Nếu lâu lâu vui quá thì có thể tăng lên 3 là cùng. Hạn chế tối đa việc để mình bị “xỉn” bạn nhé!
  • Không bao giờ dùng bất kỳ lời lẽ hoặc cách thức khiêu khích, dụ dỗ nào để ép người khác phải uống bia rượu. Nếu người ta không muốn uống, bạn không nên cố ép.
  • Không để bản thân mình phải uống bia, rượu vì người khác. Nếu bạn không muốn uống, hãy luôn giữ vững chính kiến của mình. Những người bạn sẵn lòng bỏ rơi bạn, “tẩy chay”, xem thường, thậm chí đòi nghỉ chơi với bạn… chỉ vì bạn không uống với họ “vài ly” sẽ không thể nào là người bạn tốt. Đó chỉ là những người xem bạn như trò đùa, một thứ để họ xem “tầm ảnh hưởng” của họ đến đâu mà thôi. Khi đó, bạn hãy dùng hành động kiên quyết không uống để thử xem tình bạn của họ đến đâu. Nếu họ vẫn vui vẻ chấp nhận thì xin chúc mừng vì bạn đang có bên mình những người bạn thật sự!
Nhậu an toàn, văn minh
Nhậu an toàn, văn minh
  • Không “nhậu” khi buồn. Khi bạn buồn, hãy tâm sự với bạn bè hoặc người thân là tốt nhất. Nếu buổi tâm sự có kèm bia rượu thì hãy cố gắng giữ lấy nguyên tắc số 2, ưu tiên làm những việc khiến bạn vui vẻ yêu đời hoặc các sở thích của bạn chẳng hạn. Bởi người ta có câu “nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm”, không có bằng chứng nào cho thấy bia rượu có thể làm bạn vui hơn khi buồn. Chỉ có tâm sự và nghe những lời khuyên mới có giúp ta nhẹ lòng.
  • Không “nhậu” mà không có lí do. “Nhậu” theo thói quen cũng có thể tính là một lý do, ví dụ tuần nào bạn cũng “nhậu” hai lần, vậy thì ok. Nhưng đừng bao giờ “nhậu” chỉ vì “không có việc gì khác để làm” nhé.
  • Luôn cố gắng kiểm soát bản thân khi nhậu bao gồm hành động, lời nói, cử chỉ, suy nghĩ… Đừng để bản thân mình trở thành một người nào đó khác khi có hơi men, “trước sau như một” là tốt nhất. Những lần đầu có thể khó khăn, nhưng khi bạn quen dần, thì bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được bản thân.

Trên đây là những chia sẻ về văn hóa uống rượu và cách bắt nhịp uống rượu ấn tượng mà chúng ta có thể áp dụng. Chúc bạn có những cuộc nhậu vui vẻ, an toàn và lành mạnh nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →