Những nét văn hóa độc đáo của 5 khu tự trị của Trung Quốc

Trung Quốc xếp thứ 4 thế giới về diện tích. Do đó, để có thể dễ dàng quản lý, ngoài những đơn vị hành chính phổ biến như thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, huyện,… thì tại đất nước tỷ dân này còn có 5 khu tự trị – đơn vị hành chính không quá phổ biến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 5 khu tự trị của Trung Quốc qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Đôi nét về các đơn vị hành chính của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia lớn thứ tư thế giới dựa trên diện tích với tổng diện tích là 9.596.961 km2. Đứng thứ nhất thế giới dựa trên dân số với tổng số dân tính đến 03/10/2022 là 1.451.811.186 người. Do có diện tích rộng lớn, dân cư đông đúc nên Trung Quốc có nhiều đơn vị hành chính khác nhau. Theo quy định trong Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì đất nước tỷ dân này có 3 cấp hành chính là tỉnh, huyện và hương. Nhưng trên thực tế  thì Trung Quốc được chia thành 5 cấp đơn vị hành chính: tỉnh, địa khu, huyện, hương và thôn.

Trung Quốc có nhiều đơn vị hành chính khác nhau
Trung Quốc có nhiều đơn vị hành chính khác nhau

Đất nước được chia thành 4 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh);  22 tỉnh (An Huy, Phúc Kiến, Cam Túc, Quảng Đông, Quý Châu, Hải Nam, Hà Bắc, Hà Nam, Hắc Long Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Cát Lâm, Liêu Ninh, Thanh Hải, Thiểm Tây, Sơn Tây, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam, Chiết Giang); 5 khu tự trị (Quảng Tây, Tân Cương, Ninh Hạ, Nội Mông, Tây Tạng); 2 khu vực hành chính đặc biệt (Hồng Kông, Ma Cao). 

Khu tự trị của Trung Quốc là gì?

Khu tự trị được xác định là khu vực địa giới nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một đất nước, chịu sự lãnh đạo thống nhất từ Nhà nước trung ương, được Nhà nước trung ương giao một số quyền hạn phù hợp với những đặc điểm của vùng dân tộc.

Phạm vi của các quyền tự trị sẽ rộng hẹp khác nhau tùy vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước. Các khu tự trị không được quyền có quân đội riêng cũng như cơ quan đối ngoại độc lập với quốc gia.

5 khu tự trị của Trung Quốc
5 khu tự trị của Trung Quốc

Có một số người nhầm lẫn rằng có 6 khu tự trị của Trung Quốc. Thực tế, Trung Quốc có 5 khu tự trị. Tại Trung Quốc, khu tự trị tương đương với đơn vị hành chính cấp tỉnh. Giống như tỉnh, một khu tự trị có chính quyền địa phương, nhưng có nhiều quyền lập pháp hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thì chính quyền các khu tự trị này không có nhiều quyền lực hơn so với chính quyền của các tỉnh. Khu tự trị là một thực thể thiểu số, là nơi các sắc tộc thiểu số của Trung Quốc có số lượng lớn, trong đó có một dân tộc thiểu số cụ thể nào đó có số lượng vượt trội.

Xem thêm::
Tìm hiểu về thủ đô của các nước Đông Nam Á
Tìm hiểu về cờ các nước Đông Nam Á

Những nét độc đáo của 5 khu tự trị của Trung Quốc

Mỗi khu tự trị của Trung Quốc lại đại diện cho một cộng đồng dân tộc thiểu số cho nên ở đây có những nét văn hóa vô cùng độc đáo. 

1. Khu tự trị Nội Mông 

Khu tự trị Nội Mông (màu đỏ)
Khu tự trị Nội Mông (màu đỏ)

Năm 1947, Khu tự trị Nội Mông được thành lập.

Khu tự trị Nội Mông hay Nội Mông Cổ là một khu vực tự trị nằm ở phía bắc Trung Quốc. Khu vực này có chung biên giới với Mông Cổ và Nga, có thủ phủ là Hohhot. Tuy nhiên, thành phố lớn nhất trong vùng là Bao Đầu (Baotou). Ngoài ra còn một số thành phố lớn khác là Xích Phong, Ordos,…

Nội Mông có tổng diện tích là 1.183.000 km2 (chiếm ~12% diện tích Trung Quốc) với dân số khoảng 25 triệu người ( năm 2018). Nhóm dân tộc chính ở Nội Mông là người Hán (~79%), nhưng cũng có một lượng lớn dân số Mông Cổ (~17%) ở đó. 

Một góc thành phố Bao Đầu
Một góc thành phố Bao Đầu

Nội Mông trải dài từ tây bắc cho đến đông bắc Trung Quốc. Do đó, nơi đây có khí hậu rất đa dạng. Tuy nhiên, phần lớn khu vực này bị ảnh hưởng bởi gió mùa. Mùa đông ở Nội Mông thường rất lạnh và khô, trong khi mùa hè lại rất nóng và ẩm ướt.

Mặc dù ở đây văn hóa Nội Mông không phát triển mạnh như ở Ngoại Mông (Mông Cổ – một quốc gia riêng biệt), thủ phủ  Hohhot của Nội Mông vẫn mang đến cho du khách một loạt các điểm tham quan văn hóa và là một nơi tốt để khám phá các vùng đồng cỏ và sa mạc gần đó.

Trang phục dân tộc của người Nội Mông
Trang phục dân tộc của người Nội Mông

Phật giáo Nội Mông (một nhánh của Phật giáo Tây Tạng) vẫn phát triển rực rỡ và có rất nhiều ngôi chùa hoạt động trong và xung quanh thành phố. 

Ẩm thực tại đây bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hương vị dân tộc, nổi tiếng với các sản phẩm từ sữa và thịt cừu, thịt ngựa, dê, bò,… Một số món ăn mang đậm chất Nội Mông chính là thịt nướng, pho mát, sữa đông, trà sữa mặn và sữa ngựa lên men,…

2. Khu tự trị Tân Cương – Dân tộc Duy Ngô Nhĩ

Khu tự trị Tân Cương (màu đỏ)
Khu tự trị Tân Cương (màu đỏ)

Tháng 10 năm 1955, khu tự trị Tân Cương được thành lập.

Tân Cương nằm ở tây bắc Trung Quốc và là khu tự trị lớn nhất với diện tích 1.660.001 km2. Dân số của Tân Cương là khoảng 24 triệu người (năm 2018). Tân Cương chiếm hơn 1/6 lãnh thổ của Trung Quốc và nó bị chia cắt bởi dãy núi Thiên Sơn, nơi tạo ra các bồn địa Dzungarian và Tarim. Sa mạc Taklimakan nằm trong lưu vực Tarim – là nơi có điểm thấp nhất của Trung Quốc – Turpan Pendi ở -505 m. 

Khu tự trị Tân Cương hiện là nơi sinh sống của hơn 40 dân tộc khác nhau, trong đó người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) chiếm đa số với khoảng 45% và người Hán khoảng 40%. Do đó mà đây còn được gọi là khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ. 

Thủ phủ Ürümqi
Thủ phủ Ürümqi

Tân Cương là một khu vực núi non hiểm trở, trơ trọi và những lưu vực sa mạc rộng lớn, khí hậu khắc nghiệt nên có ít hơn 5% diện tích đất có thể có người sinh sống . Dân cư bản địa chủ yếu làm nông nghiệp và chăn gia súc (chủ yếu là người Uyghur ) sống trong các ốc đảo dọc theo chân núi hoặc lang thang trên những vùng đồng bằng khô cằn để tìm kiếm đồng cỏ. 

Những người con gái có nét lai Tây rất đẹp
Những người con gái có nét lai Tây rất đẹp

Thủ phủ của Tân Cương là Ürümqi, bên cạnh đó còn có một số thành phố lớn khác là Karamay, Shihezi, Kuldja,… Tân Cương là một trong những vùng sản xuất trái cây chính của Trung Quốc. Tại đây nổi tiếng với dưa Hami ngọt ngào, nho Turpan không hạt, lê Korla thơm, táo Ili giòn,… 

Đây cũng là vùng đất mà con đường tơ lụa cổ đại đã chạy ngang qua toàn bộ khu vực theo chiều đông tây.

3. Khu tự trị Quảng Tây – Dân tộc Choang

Khu tự trị Quảng Tây (màu đỏ)
Khu tự trị Quảng Tây (màu đỏ)

Tháng 3 năm 1958, Khu tự trị dân tộc Choang tại Quảng Tây được thành lập.

Quảng Tây là 1 trong 5 khu tự trị của Trung Quốc nằm ở phía đông nam dọc theo biên giới với Việt Nam (giáp Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Vịnh Bắc Bộ). Nó có tổng diện tích 236.700 km2 và có dân số 48.8 triệu người (2018). Nam Ninh là thủ phủ cũng như thành phố lớn nhất của Quảng Tây, nằm ở phía nam khu vực cách Việt Nam khoảng 160 km. 

Thiếu nữ dân tộc Choang
Thiếu nữ dân tộc Choang

Khu tự trị này được xây dựng chủ yếu như một khu vực của dân tộc Choang (Zhaung), nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tại đây người Choang chỉ chiếm 30% trong khi người Hán chiếm 60%. Ngoài ra còn một số dân tộc thiểu số khác là Dao, Miêu, Động, Hồi, Jing , Di , Mục Lão , Mao Nam , Sui và Ngật lão.

Ngôn ngữ của dân tộc Choang thuộc ngữ hệ Hán Tạng, nhóm ngôn ngữ Choang Động và chi tiếng Choang Thái. Cho nên khá giống với tiếng của dân tộc Tày, Nùng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, tiếng Lào, tiếng Thái Lan và tiếng Shan ở Myanmar.

Thủ phủ Nam Ninh 
Thủ phủ Nam Ninh

Địa hình tại Quảng Tây hiểm trở, có nhiều dãy núi và sông lớn. Khí hậu tại đây là cận nhiệt đới với mùa hè nóng kéo dài. Tại đây có nhiều cảnh đẹp nổi bật như Dương Sóc, sông Ly Giang, núi Mao Nhi,…

4. Khu tự trị Hồi giáo Ninh Hạ

Khu tự trị Ninh Hạ (màu đỏ)
Khu tự trị Ninh Hạ (màu đỏ)

Tháng 10 năm 1958, Khu tự trị Hồi giáo Ninh Hạ được thành lập.

Ninh Hạ cũng là một khu tự trị của Trung Quốc nằm ở phía tây bắc, trên Cao nguyên Hoàng thổ. Đây là khu tự trị nhỏ nhất của quốc gia tỷ dân này với diện tích 66.000 km2. Khu vực này có dân số 6.8 triệu người (2018). Thủ phủ cũng như thành phố lớn nhất của Ninh Hạ là Ngân Xuyên. Đây cũng là nơi sinh sống chính của người Hán chiếm khoảng 60% và người Hui (một nhóm tôn giáo tại Đông Á chủ yếu gồm các tín đồ Hồi giáo nói tiếng Hoa) chiếm khoảng 38%. Một số nhỏ khác là người Mãn Châu, Tây Tạng, Mông Cổ.

Công viên Yuehai ở Ngân Xuyên
Công viên Yuehai ở Ngân Xuyên

Ninh Hạ có chung biên giới với các tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc, khu tự trị Nội Mông. Địa hình của Ninh Hạ chủ yếu là  sa mạc cho nên kinh tế ở đây không phát triển. Vạn Lý Trường Thành chạy dọc theo ranh giới phía đông bắc của khu tự trị này.

Người Hui tại Công viên Văn hóa Hui Trung Quốc
Người Hui tại Công viên Văn hóa Hui Trung Quốc

Khu vực này chủ yếu là nông thôn, với phần lớn dân số làm nghề trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những khu vực dân cư thưa thớt của Trung Quốc. Đời sống văn hóa truyền thống của người Hui tại đây có liên quan mật thiết với Hồi giáo. Những người phụ nữ chỉ đảm nhiệm việc đối nội, khi ra ngoài phải dùng khăn che mặt. Tuy nhiên, ngày nay mọi ràng buộc văn hóa đều đã được nới lỏng rất nhiều.

5. Khu tự trị Tây Tạng

Khu tự trị Tây Tạng (màu đỏ)
Khu tự trị Tây Tạng (màu đỏ)

Tháng 9 năm 1965, Khu tự trị Tây Tạng được thành lập.

Tây Tạng là khu tự trị cuối cùng trong 5 khu tự trị của Trung Quốc. Đây là khu tự trị lớn thứ hai ở Trung Quốc, sau Tân Cương. 

Khu tự trị này nằm ở phía tây nam của Trung Quốc và có diện tích 1.228.400 km2. Dân số 3.3 triệu người (2018). Hầu hết người dân Tây Tạng là người dân tộc Tây Tạng (~90%). 

Cô gái Tây Tạng
Cô gái Tây Tạng

Tây Tạng nổi bật với địa hình cực kỳ hiểm trở và là nơi có dãy núi cao nhất trên Trái đất; dãy núi Himalaya với đỉnh Everest (8848,86m) cao nhất thế giới nằm trên biên giới với Nepal. 

Thủ phủ và thành phố lớn nhất của Tây Tạng là Lhasa. Lhasa có nghĩa là Thánh địa hay Đất Phật, đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Tây Tạng. Tây tạng vô cùng nổi tiếng với cung điện Potala có chưa hàng ngàn pho tượng Phật lớn nhỏ, là trái tim của Phật giáo Tây Tạng.

Cung điện Potala
Cung điện Potala

Tây Tạng cũng là 1 trong 5 khu tự trị của Trung Quốc phát triển du lịch bậc nhất. Đến với Tây Tạng, bạn không thể bỏ qua cung điện Potala, đền Jokhang, hồ Namtso,…

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về 5 khu tự trị của Trung Quốc. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp mọi người hiểu hơn về những đơn vị hành chính này.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →